120 món ăn chế biến từ tôm hùm Cam Ranh xác lập kỷ lục Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lễ hội tôm hùm Cam Ranh năm 2024 có chủ đề 'Vịnh xanh bừng sáng' sẽ có tới 120 món ăn khác nhau được chế biến từ tôm hùm Cam Ranh và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Hôm qua 28.7, UBND TP.Cam Ranh (Khánh Hòa) tổ chức họp báo giới thiệu về Lễ hội tôm hùm Cam Ranh - năm 2024 với chủ đề “Vịnh xanh bừng sáng”.

Lễ hội sẽ được diễn ra từ ngày 3.8 đến ngày 11.8 với nhiều hoạt động sự kiện xuyên suốt và các chương trình nghệ thuật hằng đêm. Trong đó, đêm khai mạc sẽ diễn ra vào tối 9.8 tại Quảng trường công viên 18 Tháng 10, TP.Cam Ranh.

Lãnh đạo TP.Cam Ranh tặng hoa cảm ơn các đơn vị đồng hành với Lễ hội tôm hùm Cam Ranh năm 2024

Lãnh đạo TP.Cam Ranh tặng hoa cảm ơn các đơn vị đồng hành với Lễ hội tôm hùm Cam Ranh năm 2024

Trong tuần lễ sẽ có các hoạt động và sự kiện nổi bật như trưng bày triển lãm - kết nối giao thương các ngành hàng tôm hùm, thủy hải sản và các sản phẩm OCOP; hội thi trình diễn ẩm thực tôm hùm, xác lập kỷ lục Việt Nam “120 món ăn chế biến từ tôm hùm Cam Ranh”; lễ hội đua thuyền, lắc thúng; diễu hành xe hoa - xe đạp; giao lưu trình diễn nhạc cụ mã la, cồng chiêng của đồng bào dân tộc Raglai…

Ông Ngô Hữu Hiền, Phó chủ tịch UBND TP.Cam Ranh, cho biết đây là dịp để địa phương giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nước biết đến một thành phố có vùng tự nhiên núi non, đất liền, vịnh biển đan xen nhau, tạo một bức tranh văn hóa, ẩm thực vô cùng đặc sắc, quyến rũ.

Thông qua lễ hội thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn và trải nghiệm, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch TP.Cam Ranh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung.

Tôm hùm Cam Ranh nổi tiếng với chất lượng thịt ngon ngọt

Tôm hùm Cam Ranh nổi tiếng với chất lượng thịt ngon ngọt

Lễ hội tôm hùm năm 2024 là một trong những hoạt động văn hóa - du lịch quy mô và trọng điểm của thành phố, hướng đến duy trì tổ chức thường niên để thông qua sự kiện nhằm giới thiệu, phát huy giá trị văn hóa và con người Cam Ranh; đồng thời giới thiệu quảng bá về các tiềm năng, thế mạnh về kinh tế - du lịch, thu hút các nguồn vốn đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển Cam Ranh.

“Lễ hội là dịp để quảng bá sản phẩm tôm hùm đã nổi tiếng từ lâu, kết nối giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường quốc tế, song song đó cũng lồng ghép tuyên truyền định hướng phát triển vùng nuôi theo quy hoạch, truy xuất nguồn gốc con giống và vùng nuôi; chuyển giao, trình diễn những công nghệ mới, hạn chế ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm hùm Cam Ranh”, ông Ngô Hữu Hiền chia sẻ.

Đặc biệt, gắn với lễ hội đầu tiên của TP.Cam Ranh là sự đồng hành truyền thông của Hoa hậu Ngọc Diễm (Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008) với vai trò Đại sứ Lễ hội tôm hùm Cam Ranh - năm 2024. Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ sĩ, các ca sĩ trẻ đến từ TP.HCM.

Hoa hậu Ngọc Diễm là người con của Cam Ranh chia sẻ tại buổi họp báo

Hoa hậu Ngọc Diễm là người con của Cam Ranh chia sẻ tại buổi họp báo

TP.Cam Ranh nằm cách Nha Trang 60 km về phía nam, nổi tiếng bởi hai đặc sản là sò huyết và tôm hùm. Nổi bật là tôm bông xanh có kích cỡ to, hương vị ngon ngọt dù chỉ chế biến đơn giản như hấp, nướng, nấu cháo...; ngoài ra các loại lâm sản, hàu Trà Long, ốc tai tượng, muối... cũng là đặc sản có tiếng của vùng. Hiện toàn thành phố có khoảng 70.000 - 80.000 lồng nuôi tôm hùm các loại, sản lượng hàng năm đạt 2.600 - 3.000 tấn, được coi là thủ phủ tôm hùm của cả nước.

Qua lễ hội tôm hùm lần này, TP.Cam Ranh dự kiến đón khoảng 35.000 - 40.000 du khách tham dự trong 8 ngày diễn ra lễ hội.

Có thể bạn quan tâm

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

(GLO)- Không nổi tiếng như những quán ăn lâu đời cùng thời, nhưng quán mì hoành thánh Kế Đô (55 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ khi mở cửa đến nay chỉ chuyên bán ăn đêm. Cũng bởi “lấy đêm làm ngày” mà không phải thực khách nào cũng biết đến quán ăn đêm đã tồn tại suốt nửa thế kỷ qua ở Phố núi.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.