(GLO)- Festival Phở năm 2024 với chủ đề “Tôn vinh nghề phở, hướng tới di sản văn hóa phi vật thể” sẽ diễn ra từ ngày 15-3 đến 17-3) tại TP. Nam Định.
Festival Phở 2024 hướng tới mục tiêu tôn vinh nghề phở truyền thống; đồng thời là cơ hội giúp du khách tham quan và người dân được tìm hiểu, thưởng thức hương vị phở gắn liền với văn hoá vùng miền của khắp mọi nơi trên cả nước.
Chương trình trọng tâm tại Festival mang tên "Đi tìm hương vị Phở Việt", quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu tham gia trình diễn, quảng bá hình ảnh và thương hiệu.
Thông tin về Festival Phở 2024. Nguồn TTXVN
Ngoài việc trực tiếp giới thiệu hương vị phở Việt Nam, Festival Phở còn tổ chức nhiều hoạt động như: Các cuộc thi viết và chụp ảnh về Phở Việt; cuộc thi Hương vị phở Việt và sợi phở Việt; hoạt động xác lập kỷ lục nồi phở khổng lồ; chuỗi tọa đàm về sự phát triển của nghề phở từ quá khứ tới tương lai; trưng bày không gian văn hoá liên quan đến phở…
Đặc biệt, chương trình còn có hoạt động trải nghiệm những công đoạn làm nên món Phở dành cho các đại sứ, khách mời và du khách…
Dịp này, Ban tổ chức sẽ phát hành chương trình ưu đãi đặc biệt dự kiến từ 15.000-20.000 bát phở cho thực khách theo hình thức coupon. Với mỗi coupon có giá trị 15.000 đồng, thực khách sẽ được thưởng thức 1 tô phở tại các gian hàng tùy chọn. Kết thúc chương trình, Ban tổ chức sẽ trích số tiền thu được 5.000 coupon trao tặng cho Quỹ trẻ em bại não tại tỉnh Nam Định.
Đáng chú ý, trao đổi với báo chí, ông Đỗ Quang Trung-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định-cho biết, năm 2023, Sở đã cùng với đơn vị liên quan, phối hợp với một số tỉnh thành xây dựng hồ sơ để Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận nghề phở là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đưa nghề phở của Việt Nam trở thành Di sản văn hóa thế giới.
(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.
(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
(GLO)- TTO thông tin, bản đồ ẩm thực toàn cầu TasteAtlas vừa cập nhật danh sách 100 món điểm tâm ngon nhất thế giới với sự góp mặt của 3 món ăn Việt là bò kho, bún bò Huế và cơm tấm sườn.
(GLO)- Trong danh sách 100 món ăn đường phố hấp dẫn nhất ở châu Á do chuyên trang ẩm thực quốc tế TasteAtlas công bố, Việt Nam góp mặt với 5 món ngon bao gồm bánh mì, phở, cơm tấm, chả giò và bánh xèo.
(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Keng Loóng là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu, đặc biệt trong các dịp lễ hội như: Lễ mừng cơm mới, Lễ Xên bản, Xên Mường, Lễ Chá Chiêng...
(GLO)- Món bánh của Việt Nam mềm mịn, thơm nức mùi sữa, vị béo ngọt được website ẩm thực Taste Atlas xếp thứ 87 trong 100 món tráng miệng ngon nhất ở châu Á.
Chiều 17/2, tại di tích Đình Phú Gia, quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng lần thứ VII và Lễ công bố Quyết định ghi danh Nghề làm xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.
(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
(GLO)- Website ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas vừa công bố danh sách Best Food Cities in the World (Những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023). Việt Nam có 2 thành phố lọt top 100 là TP. Hồ Chí Minh và Huế.
Chiều 13/12, trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao xác lập kỷ lục cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang về sự kiện chế biến, công diễn các món bánh làm từ gạo, nếp nhiều nhất Việt Nam với 200 món.
Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 đang diễn ra với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”, nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống và các sản phẩm tiểu biểu làng nghề của Thủ đô.
Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Giải thưởng Ẩm thực Thế giới - sáng kiến toàn cầu nhằm tôn vinh sự xuất sắc trong ngành ẩm thực - đã công bố thành phố Hà Nội vinh dự giành giải 'Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á năm 2023' - Asia's Best Emerging Culinary City Destination 2023. Lễ công bố được tổ chức tại Atlantis The Royal, Dubai, UAE vừa qua.
(GLO)- Hiện nay, đồng bào dân tộc Jrai nói chung, người Jrai ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai nói riêng vẫn duy trì tổ chức nhiều lễ hội, nghi lễ sinh hoạt truyền thống như: cầu mưa, cúng giọt nước, mừng thọ ông bà, tổ tiên... Trong đó, lễ tạ ơn ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình là phổ biến nhất.
(GLO)- Không nổi tiếng như những quán ăn lâu đời cùng thời, nhưng quán mì hoành thánh Kế Đô (55 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ khi mở cửa đến nay chỉ chuyên bán ăn đêm. Cũng bởi “lấy đêm làm ngày” mà không phải thực khách nào cũng biết đến quán ăn đêm đã tồn tại suốt nửa thế kỷ qua ở Phố núi.
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định xác lập kỷ lục bản đồ ẩm thực, văn hóa Việt Nam giai đoạn 2 có 126 món ăn đặc sản tiêu biểu của 63 tỉnh, thành phố.
Sáu món ẩm thực của Thừa Thiên-Huế đã được VCCA vinh danh món ăn tiêu biểu bao gồm bún bò Huế, chè bột lọc bọc heo quay, cơm hến, bánh lọc, vả trộn hoa màu chay, cơm hấp lá sen chay.
(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.