Tổ chức Lễ hội Phở Việt Nam 2023 tại Nhật Bản trong tháng 10

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thông qua Vietnam Phở Festival 2023, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu đến người dân Nhật Bản những giá trị văn hóa, ẩm thực đặc sắc; góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng kinh tế, du lịch Việt Nam.
Một bát phở bò tái với đầy đủ gia vị. (Ảnh: Ngọc Liên/TTXVN)

Một bát phở bò tái với đầy đủ gia vị. (Ảnh: Ngọc Liên/TTXVN)

Nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, Ban Tổ chức "Ngày của Phở 12/12" quyết định đưa sự kiện này ra nước ngoài thông qua chương trình Lễ hội Phở Việt Nam 2023 - Vietnam Phở Festival 2023 tại Tokyo, Nhật Bản.

Thông tin này được Báo Tuổi Trẻ, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), Hội Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản Thành phố Hồ Chí Minh công bố ngày 28/9.

Vietnam Phở Festival 2023 có chủ đề "Vị ngon hòa quyện: Tận hưởng và khám phá văn hóa ẩm thực Việt Nam," sẽ diễn ra vào ngày 7-8/10, đánh dấu bước tiến quan trọng khi sự kiện "Ngày của Phở 12/12" bước sang năm thứ bảy.

Chương trình quy tụ nhiều thương hiệu phở trên khắp vùng miền của Việt Nam, gồm: Phở Dậu, Bà Bán Phở Hai Thiền, Phở Phú Gia, Phở ‘S, Phở Sen SASCO, Phở Ta-Bình Tây Food, Phở Thìn Bờ Hồ, Phở khách sạn Majestic Sài Gòn, Phở khách sạn Grand Saigon, Phở Hội quán Golf Thủ Đức (VGCC)...

Bên cạnh việc trực tiếp giới thiệu hương vị món phở, Vietnam Phở Festival 2023 còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá như trình diễn tráng bánh phở; talkshow "Tình yêu Phở Việt"; tổ chức Cuộc thi người Nhật sáng tạo phở Việt; triển lãm, chiếu video cung cấp thông tin, lịch sử phở...

Chương trình còn có sự góp mặt của chuyên gia ẩm thực Matsuo Tomoyuki, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nhật-Việt, Đại sứ của Vietnam Phở Festival 2023.

Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức đa dạng hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ở lĩnh vực lương thực-thực phẩm.

Ông Lê Thế Chữ, Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ, đồng Trưởng Ban Chỉ đạo Vietnam Phở Festival 2023 cho biết thông qua Vietnam Phở Festival 2023 lần này, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu đến người dân Nhật Bản những giá trị văn hóa, ẩm thực đặc sắc; góp phần quảng bá những hình ảnh, tiềm năng kinh tế, du lịch của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Ông Masuo Ono, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá Vietnam Phở Festival 2023 dự kiến diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, là một trong những hoạt động thiết thực thúc đẩy giao lưu, gắn kết văn hóa cũng như quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản.

Đặc biệt, chương trình giúp người dân, doanh nghiệp Việt Nam khám phá ẩm thực, văn hóa và cơ hội kinh doanh tại Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm

Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

(GLO)- Không nổi tiếng như những quán ăn lâu đời cùng thời, nhưng quán mì hoành thánh Kế Đô (55 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ khi mở cửa đến nay chỉ chuyên bán ăn đêm. Cũng bởi “lấy đêm làm ngày” mà không phải thực khách nào cũng biết đến quán ăn đêm đã tồn tại suốt nửa thế kỷ qua ở Phố núi.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.