Quảng bá văn hóa và ẩm thực tại Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản bắt đầu được tổ chức từ năm 2008, giúp quảng bá các nét đặc trưng về ẩm thực và văn hóa Việt Nam tới người dân Nhật Bản.
Các quan khách Việt Nam và Nhật Bản cắt băng khai mạc lễ hội. Ảnh: Đức Thịnh/TTXVN
Các quan khách Việt Nam và Nhật Bản cắt băng khai mạc lễ hội. Ảnh: Đức Thịnh/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 11/12, Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã chính thức khai mạc ở Công viên Ueno, thủ đô Tokyo, với sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao trong chính phủ và quốc hội Nhật Bản. 
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Lâm Thị Thanh Phương, Đại biện lâm thời Việt Nam tại Nhật Bản, kiêm Trưởng ban Tổ chức, cho biết Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản bắt đầu được tổ chức từ năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đây là một trong những lễ hội thường niên lớn nhất ở thủ đô Tokyo. Lễ hội này giúp quảng bá các nét đặc trưng về ẩm thực và văn hóa Việt Nam tới người dân Nhật Bản. 
Bà Lâm Thị Thanh Phương cũng khẳng định với tinh thần đảm bảo lễ hội vui và an toàn, năm nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Ban tổ chức đã quán triệt tuân thủ tuyệt đối theo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản cũng như chính quyền thành phố Tokyo.
Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shingo Miyake bày tỏ vui mừng trước sự phát triển trong quan hệ Việt-Nhật.
Ông nói: “Nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tiếp sau khi nhậm chức là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Đó là minh chứng rõ nét cho sự phát triển của quan hệ Việt-Nhật trên mọi lĩnh vực.”
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Miyake cho biết theo thống kê tại Nhật Bản hiện có 450.000 người Việt đang sinh sống. Các món ăn của Việt Nam cũng được người dân Nhật Bản rất ưa thích, trong khi cái tên Việt Nam đã trở nên thân quen với người Nhật Bản. 
Theo Thứ trưởng Miyake, trước đại dịch, các hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, dịch bệnh đã tác động tiêu cực tới các hoạt động này. Do vậy, lễ hội là sự kiện để người dân Nhật Bản có thể thưởng thức món ăn Việt Nam cho dù vẫn ở Tokyo. 
Trong khi đó, ông Natsuo Yamaguchi, Chủ tịch đảng Công minh - đối tác của đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong liên minh cầm quyền hiện nay ở Nhật Bản, nhấn mạnh hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.
Vì vậy, ông hy vọng quan hệ giữa hai nước không chỉ phát triển trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị, mà còn cả trong lĩnh vực văn hóa và giao lưu nhân dân.
Lễ hội Việt Nam là một hoạt động thường niên do Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với phía Nhật Bản tổ chức từ năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Đây là một hoạt động nằm trong chiến dịch quảng bá hình ảnh Việt Nam ở Nhật Bản, qua đó góp phần tăng cường sự hiểu biết của người Nhật Bản về Việt Nam. 
Lễ hội năm nay được tổ chức trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực bình thường hóa các hoạt động kinh tế-xã hội. Vì vậy, sự kiện này đã thu hút sự tham gia của đông đảo của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, cũng như những người Nhật Bản yêu Việt Nam.
Tham gia lễ hội, các vị khách có cơ hội được thưởng thức các món ăn truyền thống và các chương trình văn hóa, nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam và Nhật Bản. 
Ban Tổ chức hy vọng lễ hội này sẽ đáp ứng các kỳ vọng về tái khởi động các hoạt động giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phục hồi các hoạt động kinh tế-xã hội của chính quyền Tokyo.
Để đảm bảo an toàn cho những người tham gia, Ban Tổ chức đã yêu cầu tất cả các quan khách đeo khẩu trang và tiến hành đo thân nhiệt ở cửa ra vào. 
Lễ hội dự kiến sẽ kéo dài tới ngày 12/12.
Thanh Tùng-Đức Thịnh-Phạm Tuân (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.