Emagazine

E-magazine Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

Sinh ra ở buôn làng nhưng từ khi lên 5, H’Liên đã được bố mẹ cho lên học chữ ở TP. Pleiku. Vì thế, chị ít có cơ hội được tiếp xúc với văn hóa cũng như ẩm thực của người Jrai. Trong thời gian học xa nhà, thầy cô còn phải gửi chị vào ở khu ký túc xá của học sinh dân tộc thiểu số để bản thân không quên “tiếng mẹ đẻ”.

Đến năm 16 tuổi, khi trở về với nơi mình sinh ra, cô thiếu nữ H’Liên như một mảnh ghép lạc lõng, không cảm nhận được sự kết nối với cội nguồn văn hóa của mình. Sự ảnh hưởng từ lối sống và ẩm thực thành thị đã khiến chị dần xa cách với những món ăn truyền thống, những phong tục tập quán của dân tộc mình.

Đã có lúc, H’Liên không muốn nếm thử những món ăn truyền thống của người Jrai khi tham gia các hoạt động cộng đồng tại buôn làng. Thậm chí những món như lá mì xào cà đắng, cà xóc… như một nỗi sợ hãi với chị H’Liên trong những bữa cơm.

Chị H’Liên-chia sẻ: “Lúc về làng, cha mẹ cũng hay nấu các món đó, song mình lại không ăn được vì cảm thấy không hợp. Mẹ buồn nhưng mình cũng không biết vì sao. Phải mất một khoảng thời gian rất lâu, sau nhiều lần tham dự các bữa cơm chung của cả làng, thấy mọi người ai nấy đều ăn các món đó rất ngon, mình mới quyết định phải ăn thử. Và rồi, không biết mình đã ghiền những món ăn đó tự bao giờ”.

Đặc biệt, khi nhìn thấy đông đảo những người bạn trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Tây Nguyên luôn tự hào và lan tỏa bản sắc dân tộc của mình trên mạng xã hội, H’Liên mới nhận ra, những món ăn từng là nỗi sợ hãi ấy chính là nét đẹp đặc trưng, là giá trị của văn hóa và ẩm thực dân tộc của người Jrai. Cũng từ đó, chị luôn tự nhủ rằng, bản thân sẽ phải cố gắng và nỗ lực mỗi ngày để góp sức lan tỏa ẩm thực Jrai đến với mọi miền Tổ quốc.

Quay về với những món ăn truyền thống, chị H'Liên tìm thấy sự hứng thú trong từng món ăn đặc trưng của dân tộc mình. Bắt đầu bằng bữa cơm quây quần bên gia đình, chị đã mạnh dạn thử học nấu và chế biến những món ăn cơ bản của người Jrai như: lá mì xào cà đắng, cà xóc, muối kiến vàng, muối cá trích... Cứ như thế, chị đã học được rất nhiều bí quyết nấu ăn từ mẹ.

Bằng tình yêu và lòng nhiệt huyết, chị H’Liên đã tự tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm và đưa tinh hoa ẩm thực Jrai đến với nhiều người trong và ngoài nước. Trong đó, H’Liên tự hào nhất là có thể tự tay ủ những ghè rượu thơm ngon, mang đậm chất của núi rừng Tây Nguyên và được người tiêu dùng đánh giá cao. Bình quân mỗi tháng, chị bán được từ 100-150 ghè rượu. Gần 10 năm qua, hàng ngàn ghè rượu của chị đã đến tay khách hàng ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

Ngoài sự đón nhận nồng nhiệt từ cộng đồng mạng, điều thôi thúc chị H’Liên bắt đầu hành trình lan tỏa ẩm thực dân gian chính là tình yêu và lòng tự hào với văn hóa dân tộc. Chị muốn mang ẩm thực Jrai ra khỏi ranh giới của vùng đất Tây Nguyên, để có thêm nhiều người được thưởng thức và yêu mến những món ăn đặc sắc của dân tộc Jrai.

Đáng chú ý, chị H'Liên không trải qua bất kỳ trường lớp nào về quay phim, dựng kỹ xảo hay chạy quảng cáo mà chỉ tự học qua các video hướng dẫn trên YouTube. Tất cả bố cục, góc quay, âm thanh hay ánh sáng đều do chị tự mình thực hiện và cải thiện từng ngày qua những bình luận tích cực, góp ý của người xem.

Không có kịch bản cầu kỳ hay lời bình văn chương hoa mỹ, chỉ có một cô gái Jrai chân chất trong trang phục giản dị, miệt mài nấu ăn bên gian bếp nhỏ đã nhận được sự thích thú của người xem. Hiện tại, Fanpage Facebook Maria H'Liên có trên 25 ngàn người theo dõi chỉ sau 8 tháng hoạt động; trong đó, rất nhiều clip đạt đến triệu lượt xem.

Tuy nhiên, trên hành trình ấy, chị H’Liên vẫn không thể tránh khỏi những bình luận tiêu cực. Một số người cho rằng, cách nấu ăn của chị chưa thật sự chuẩn theo truyền thống người Jrai. Lấy những lời góp ý đó làm động lực, chị tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người lớn tuổi trong làng để cải thiện từng món ăn.

Trong hành trình tìm hiểu và lan tỏa, bên cạnh sự tiếp sức của mẹ, H’Liên còn có sự giúp sức của bạn bè, nhất là những phụ nữ lớn tuổi trong làng.

Đặc biệt, đồng hành cùng chị trong hành trình là người chồng đầu ấp tay gối, anh Ksor Hai. Thấy vợ say mê, miệt mài với những món ăn, anh đã dành thời gian và nhờ thêm một số anh em trong làng xây dựng cho vợ một gian bếp nhỏ ở sau vườn. Và nơi đây đã trở thành “studio mini” cho những thước phim "triệu view" của chị H’Liên.

Anh Hai phấn khởi nói: “Căn bếp củi là ước mơ của vợ mình từ bấy lâu nay. Không chỉ phục vụ cho việc quay video của vợ mà đây còn là nơi để cả gia đình cùng quây quần bên nhau trong những bữa ăn. Thấy vợ thích nấu ăn và tâm huyết trong việc góp phần quảng bá văn hóa của dân tộc nên mình rất ủng hộ”.

Có thể nói, trong thời đại công nghệ số hiện nay, chị H’Liên đã trở thành một trong những “sứ giả” của ẩm thực người Jrai. Với tình yêu và khát vọng lan tỏa, chị đã và đang quyết tâm xây dựng, phát triển thương hiệu ẩm thực riêng. Những món ăn, câu chuyện do chị H’Liên chia sẻ đã mang lại những hiệu ứng tích cực, góp phần lan tỏa văn hóa tích cực của dân tộc mình.

Cô gái Jrai Rơ Châm H'Liên cũng luôn tự nhủ rằng, bản thân cần phải nỗ lực học hỏi nhiều hơn nữa, bởi kho tàng ẩm thực của người Jrai không chỉ phong phú mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc. Bên cạnh tiếp tục tìm hiểu và thử nghiệm những món ăn mới, chị cũng sẽ nghiên cứu cách chế biến sao cho vừa giữ được hương vị truyền thống nhưng vẫn phù hợp với khẩu vị hiện đại.

"Tôi cũng dự định sẽ đưa ẩm thực Jrai bán lên sàn thương mại điện tử bằng cách sản xuất các nguyên liệu khô và đóng gói theo từng món ăn. Khi đó, ai có nhu cầu cũng có thể mua và tự chế biến, thưởng thức tại nhà"-chị H'Liên chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

(GLO)- Với việc quản lý, tái tạo theo vòng khép kín nhằm tái sử dụng chất thải trong sản xuất, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tuần hoàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.