Bình Định và 4 món vang danh khắp miền, được bình chọn ẩm thực Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
4 món gồm có 2 món mặn với đủ các sắc thái trong mềm-ngoài giòn dai và chua cay-béo nồng; 1 thức uống để lại nhiều hậu vị nhờ nấu, cất cẩn thận; cuối cùng là 1 món bánh nếp thơm dịu, thanh mát.

Bình Định không chỉ là vùng đất võ mà còn nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, đậm đà. Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã đưa 4 món Bình Định nổi bật vào danh sách 121 món ẩm thực nổi bật của Quốc gia từ năm 2022, đó là Chả ram tôm đất, nem chợ Huyện, bánh ít lá gai và rượu Bàu Đá.

Chả ram tôm đất

Chả ram tôm đất ăn kèm bún. (Ảnh: Internet)

Chả ram tôm đất ăn kèm bún. (Ảnh: Internet)

Chả (nem) ram tôm đất từ lâu đã quen thuộc với người Bình Định và vươn ra khắp các vùng miền khác. Bên trong nhân là thịt lợn ba chỉ xay được ướp với hành tím băm nhỏ cho thơm. Thịt ba chỉ sẽ giúp phần thịt vừa đủ mềm.

Bọc bên ngoài nem là vỏ bánh ram rán giòn cuốn kèm theo một con tôm đất. Tôm này là tôm nước mặn, thon dài cỡ ngón tay út. Cuộn xong nem đem chiên ngập dầu cho giòn vỏ, ăn cùng nước mắm tỏi ớt và lạc giang, có thể ăn với bún hoặc cơm.

Do chả ram tôm có tính bình dân và dễ ăn, dễ làm, du khách đến với Bình Định có thể dễ dàng thưởng thức được món này ở nhiều nơi.

Nem chợ Huyện

Miếng nem mềm thơm có vân lá ổi cuốn kèm. (Ảnh: Tiêm nhà Ché)

Miếng nem mềm thơm có vân lá ổi cuốn kèm. (Ảnh: Tiêm nhà Ché)

Nem chợ Huyện là nem chua thịt sống lên men. Nhưng điều khác biệt của nó so với nem chua các vùng khác, mà đặc biệt là Thanh Hóa, là được gói với lá ổi non.

Chiếc nem chua cay thơm mùi lá ổi, tạo sự cân bằng với vị béo nồng của thịt, bì lợn và tỏi. Chiếc nem thường được gói vuông vắn, bóc ra có cả hình vân của chiếc lá rất đặc trưng. Có hai cách để ăn nem chua chợ Huyện là ăn sống hoặc nướng lên cho thêm dậy mùi.

Du khách đi chơi Bình Định có thể đặt mua nem chợ Huyện trong bọc hút chân không, thuận lợi và đảm bảo khi di chuyển máy bay.

Rượu Bàu Đá

Rượu Báu Đá. (Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Bình Định)

Rượu Báu Đá. (Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Bình Định)

Nhắc đến nem chua lá ổi rồi, nhiều người sẽ nhắc ngay tới rượu Bàu Đá Bình Định. Nổi tiếng là có nồng độ cồn cao và nhanh say nhưng loại rượu này được khen là không gây mệt.

Khác biệt của loại rượu này là không nấu từ gạo thông thường, mà bằng gạo lứt. Nước nấu rượu cũng được cho là chỉ lấy từ sông Kôn mới cho ra hậu vị ngọt đặc trưng. Quá trình nấu cũng lắm công phu, phải dùng nồi đồng thay vì nồ nhôm, nắp đậy nồi bằng đất nung, khi chưng cất cũng từ từ chậm rãi trên lửa liu riu để lấy được hết tinh chất gạo và cất trong ống tre.

Rượu Bàu đá không chỉ dùng trong các cuộc nhậu, mà còn được dùng làm rượu lễ trong các đám hiếu, đám hỷ.

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai đặc trưng với hình thức nhỏ nhắn. (Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Bình Định)

Bánh ít lá gai đặc trưng với hình thức nhỏ nhắn. (Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Bình Định)

Cũng là bánh gai đậu xanh phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nhưng bánh ít Bình Định đặc trưng vì có kích thước nhỏ hơn.

Theo tuyên truyền, món bánh có nguồn gốc từ thời vua Hùng thứ sáu. Nàng công chúa Út, em của Lang Liêu (tích bánh chưng bánh dày), muốn làm món ăn mang hương vị của cả bánh chưng lẫn bánh dày. Vì vậy nàng đã làm ra món bánh với kích thước vừa nhỏ, thể hiện sự út ít khiêm nhường trước các anh chị.

Món bánh có mùi thơm nhẹ của lá gai trong bột bánh, cùng nhân đậu xanh dừa sẽ là thức quà vặt nhã nhặn cho bạn bè, người thân sau chuyến du lịch Bình Định.

Cùng với 117 món còn lại, các thức quà Bình Định này phải đáp ứng 3 tiêu chí: Có giá trị văn hóa-lịch sử trong vùng miền nhất định, có giá trị về chất lượng và công nghệ sản xuất-chế biến-bảo quản và có giá trị kinh tế cùng khả năng phát triển trong cộng đồng.

Ngoài 4 món trên, Bình Định đất võ còn gây thương nhớ với những bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang, bún song thằn từ bột đậu xanh, mắm nhum Mỹ An, gié bò Tây Sơn, gỏi cá chình, bánh tráng nước dừa Tam Quan, bánh hồng Tam Quan…

Có thể bạn quan tâm

Chợ chiều Phú Túc

Chợ chiều Phú Túc

(GLO)-

Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.