“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Bà H’Nut- “đại thụ” về ẩm thực Jrai truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: Mai Ka

Bà H’Nut- “đại thụ” về ẩm thực Jrai truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: Mai Ka

“Không ai trong làng có thể rõ ngọn nguồn những món ăn bản địa có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, những món ăn ấy qua bao đời được gìn giữ và phát huy để tạo nên nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Để rồi hôm nay, ẩm thực Jrai trở thành món ăn thu hút du khách thập phương khi tới vùng đất này. Tôi tự hào vì mình có thể chế biến ra những món ăn truyền thống”-bà H’Nut giãi bày.

Năm 15 tuổi, nhờ được bà ngoại và mẹ chỉ dạy, bà H’Nut trở thành một trong những thiếu nữ có tay nghề nấu nướng ngon nhất nhì làng Tiêng 2. Bà đã tự tay làm ra những ống cơm lam thơm ngon, ủ những ghè rượu cần nồng ấm. Theo thời gian, bà trở thành một trong những đầu bếp giỏi của làng, thành thạo tất cả các món ăn truyền thống của người Jrai.

Bà H’Nut cho hay: “Trong những dịp lễ, Tết hay lễ mừng lúa mới, bỏ mả… tôi trực tiếp chế biến các món ăn và được người làng ngợi khen rất nhiều. Cơm lam, gà nướng, thịt nướng… là những món được người Jrai yêu thích thường sử dụng làm thức ăn khi lên rẫy hay trong các dịp lễ trọng của cộng đồng. Mỗi người phụ nữ sẽ có một bí quyết riêng để món ăn do mình chế biến đậm vị và tạo ấn tượng khó quên”.

Bà H’Nut (bên phải) là tay bếp cừ khôi trong việc chế biến cơm lam. Ảnh: Mai Ka

Bà H’Nut (bên phải) là tay bếp cừ khôi trong việc chế biến cơm lam. Ảnh: Mai Ka

Khi lập gia đình, bà H’Nut đã thuộc lòng bí quyết chế biến hàng chục món ăn truyền thống của người Jrai. Theo bà, người Jrai coi gạo là lương thực chính; còn khoai, mì, bắp là lương thực phụ.

Bà H’Nut là tay bếp cừ khôi trong việc chế biến cơm lam. Bà cho rằng, muốn cơm lam ngon thì ngoài việc chọn ống lồ ô non còn phải chọn gạo nếp dẻo thơm. Sau khi ngâm gạo, vo sạch và cho gạo vào ống lồ ô (mỗi ống dài khoảng 50-60 cm, một mắt ống cắt đi, một mắt còn lại để nguyên) thì dùng lá dứa thơm nút ống lại.

Khoảng 30 phút sau mang ống cơm lam ra đốt trên bếp lửa than củi. Lúc đốt cơm lam phải điều chỉnh ngọn lửa cho đều và xoay lật ống lồ ô luôn tay để không bị cháy, hạt gạo chín đều, dẻo, thơm ngon.

“Cơm lam được coi như thành quả sau một năm lao động vất vả, là món ăn đặc biệt của người Jrai mỗi dịp Tết đến, xuân về với mong ước sang năm mới mùa màng bội thu, gia đình đầm ấm, hạnh phúc”-bà H’Nut cho hay.

Bà H’Nut chỉ dạy bí quyết chế biến món ăn truyền thống của người Jrai cho thế hệ trẻ trong làng. Ảnh: Mai Ka
Bà H’Nut chỉ dạy bí quyết chế biến món ăn truyền thống của người Jrai cho thế hệ trẻ trong làng. Ảnh: Mai Ka

Nói thêm về đặc trưng ẩm thực Jrai, bà H’Nut bày tỏ: Thức ăn của người Jrai ngoài thịt, cá còn có các loại rau đặc trưng như: cà đắng, lá mì, rau rừng, măng, muối ớt…

Ngoài ra, một thứ gia vị không thể thiếu của người Jrai chính là thính. Thính được làm từ gạo tẻ rang vàng, giã nhỏ, để trong ống tre dùng dần. Ngày trước, khi muối còn khan hiếm, người ta tự làm ra một loại muối để ăn từ vỏ đậu xanh, còn gia vị thay bột ngọt là một loại lá rừng có vị ngọt.

Người làng Tiêng 2 vẫn nhắc đến bà H’Nut với sự vị nể bởi bà có đôi tay khéo và biết “truyền lửa” để chị em trong làng gìn giữ ngọn lửa trong bếp luôn đỏ hồng; đồng thời phải nắm vững bí quyết nấu các món ăn ngon theo cách riêng biệt.

Chị H’Oanh (22 tuổi, làng Tiêng 2) cho biết: “Bà H’Nut có niềm đam mê với ẩm thực truyền thống và đã chỉ dạy cho chị em trong làng rất nhiều. Để có được những ống cơm lam dẻo thơm phục vụ du khách trong những ngày Tết, đầu tháng Chạp, chúng tôi đã đi chặt những cây lồ ô tươi, non, có lớp màng mỏng bên trong.

Những ngày Tết, người phụ nữ thường dậy từ 3 giờ sáng để đốt than hồng nướng cơm lam để bán cho khách du xuân. Cơm lam là món ăn mang những nét đặc trưng riêng của người Jrai nên du khách rất muốn tìm hiểu và thưởng thức”.

Theo bà H'Nut, mỗi người phụ nữ Jrai sẽ có một bí quyết riêng để món ăn do mình chế biến đậm vị và tạo ấn tượng khó quên. Ảnh : Mai Ka

Theo bà H'Nut, mỗi người phụ nữ Jrai sẽ có một bí quyết riêng để món ăn do mình chế biến đậm vị và tạo ấn tượng khó quên. Ảnh : Mai Ka

Theo anh Plit-Chủ quán Cơm lam, gà nướng Plit (làng Tiêng 2), hơn 10 năm nay, quán đã mời bà H’Nut về trổ tài nấu nướng phục vụ người dân và du khách. Những món ăn do bà H’Nut chế biến đều có hương vị rất đặc trưng.

Hầu hết khách du lịch tới Gia Lai đều rất yêu thích những món ăn của người bản địa. Quán Plit nằm ngay giữa làng Tiêng 2 nên sự xuất hiện của bà H’Nut-cây “đại thụ” về ẩm thực truyền thống Jrai đã tạo được sức hút mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.