Báo Australia gọi bò cuốn lá lốt là một món ăn 'ngon nhất hành tinh'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đây, tờ The Sydney Morning Herald đã có bài viết đánh giá về món bò nướng lá lốt của Việt Nam, gọi đó là 'một trong những món ăn ngon nhất hành tinh.'
Lá lốt rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Nguồn: Vietnam+

Lá lốt rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Nguồn: Vietnam+

Mới đây, tờ The Sydney Morning Herald, một tờ báo hàng đầu của Australia đã có bài viết đánh giá về món bò nướng lá lốt của Việt Nam, gọi đó là “một trong những món ăn ngon nhất hành tinh.”

Bài viết của tác giả Ben Groundwater, một nhà văn, nhà báo và là cây bút viết về du lịch của tờ tạp chí có trụ sở tại Sydney này. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm viết về ẩm thực và rượu.

Theo Ben Groundwater, cách mô tả đơn giản và dễ nhớ nhất của món ăn này là “beef in a leaf” (thịt bò gói trong lá). Ông cũng đồng thời cung cấp cách gọi chính xác của món ăn này bằng tiếng Việt là “thịt bò nướng lá lốt,” còn đối với những người nói tiếng Anh, họ thường gọi tắt nó là “bo la lot.”

Ông cũng mô tả cách thực hiện món ăn này. Đó là thịt bò đươc băm nhỏ trộn lẫn với các loại gia vị gồm hẹ, tỏi, tiêu đen, đường, nước mắm, dầu hào, mỳ chính, sau đó được cuốn lại cùng lá lốt và nướng. Món ăn này có độ ngon lý tưởng nhất khi đươc nướng trên than củi.

Sau đó, những cuốn thịt nhỏ thơm ngon này được rắc thêm lạc rang giã nhỏ và các loại rau thơm, rồi chấm với một loại nước sốt cá cơm lên men có vị cay và nồng, được gọi là mắm nêm.

Ông đánh giá sự hòa quyện giữa vị ngọt, mặn, chua, giòn và hơi ám khói đã khiến món ăn trở thành một trong những món "ngon nhất hành tinh."

Bò cuốn lá lốt có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, Ben Groundwater viết. Ông cũng cho rằng món ăn này thực chất có nguồn gốc từ Trung Đông, sau đó du nhập sang Ấn Độ rồi mới đến Việt Nam.

Từ xa xưa, các đầu bếp Trung Đông đã có phong tục cuộn thịt, cơm và các loại lá đã được tẩm gia vị khác trong lá nho để làm ra món ăn nhẹ được gọi là dolma.

Khi các thương nhân Trung Quốc đặt chân đến vùng Bengal của Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 9, món ăn này đã được truyền bá lại cho các đầu bếp Trung Quốc.

Những người này sau đó sang Đông Nam Á để giao thương, buôn bán, và họ lại một lần nữa mang món ăn này đến khu vực này.

Tuy nhiên, do cây nho không phải là giống cây bản địa phát triển tốt tại Việt Nam, nên người dân Việt Nam đã thay nho bằng lá lốt.

Để thưởng thức món ăn này tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ben Groundwater khuyên mọi người hãy tới quán Bò lá lốt Phương Cô Giang, một quán ăn khá lâu đời tại Quận 4.

Còn tại Australia, người dân Sydney có thể thưởng thức món bò cuốn lá lốt rất ngon tại quán Gia Định ở Marrickville. Tại Melbourne, hãy thử món này tại Việt Kitchen ở Footscray. Còn nếu sống ở Brisbane, bạn có thể thử món bò lá lốt tại Mister Bui Banh Mi.

Ben Groundwater cũng lưu ý những thực khách người Australia rằng trong thực đơn của người Australia, món bò lá lốt được dịch là “bò bọc lá trầu.” Nhưng trên thực tế, đây không phải là lá trầu.

Lá trầu có tên khoa học là “piper betle,” nghĩa là cỏ trầu. Trong khi đó, loại lá được dùng để làm món ăn này có hương vị tinh tế hơn nhiều, được gọi là “piper sarmentosum” - đôi khi được gọi là lá trầu hoang.

Tại Việt Nam, lá lốt là loại cây rất phổ biến, thường mọc tại những khu vực ít nắng và nhiều hơi ẩm. Lá lốt được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt Nam, có vị thơm nồng dịu nhẹ, được dùng để tăng hương vị cho món ăn.

Trong đó, chả lá lốt là món ăn phổ biến trong bữa ăn gia đình của người Việt, với cách làm tương tự bò cuốn lá lốt, nhưng sử dụng thịt lợn thay cho thịt bò.

Những món ăn dạng cuốn của Việt Nam rất được thực khách nước ngoài ưa chuộng, như gỏi cuốn, nem rán, phở cuốn, bởi sự tổng hòa của các loại nguyên liệu, gia vị kết hợp hài hòa với phần vỏ bọc bên ngoài, cũng như kích thước nhỏ gọn, dễ cầm, dễ ăn.

TastingTable, một website chuyên về ẩm thực, từng có bài viết nói về món nem rán (chả giò) của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vì sao món ăn này lại ngon và khó làm đến thế trong mắt người nước ngoài, đặc biệt ở công đoạn gói và rán nem.

Tuy nhiên, với bò cuốn lá lốt, các thực khách nước ngoài, và cả những người Việt Nam chưa từng thử qua món ăn này, đều có thể dễ dàng tự làm tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm, cách thức chế biến đơn giản, nhưng hương vị lại thơm ngon vào bậc “nhất hành tinh” như đánh giá của cây bút Ben Groundwater.

Có thể bạn quan tâm

Hàng ngày, bà Phạm Thị Tâm vẫn gắn bó với gánh tàu hũ. Ảnh: L.G

Gánh tàu hũ xuyên thế kỷ ở phố núi

(GLO)- Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân phố núi, gánh tàu hũ của bà Phạm Thị Tâm (SN 1952, tổ 2, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, thường được gọi là bà Năm tàu hũ) gắn liền với tuổi thơ cơ cực. 

40 năm qua, bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) vẫn sử dụng lò tráng mì Quảng thủ công giúp sợi mì dai, thơm ngon. Ảnh: V.C

Giữ hương vị mì Quảng truyền thống trên quê hương thứ 2

(GLO)- Với 40 năm gắn bó với nghề làm mì Quảng, gia đình bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn sử dụng lò tráng mì thủ công. Với bà, đây là cách gìn giữ nét văn hóa truyền thống từ ông bà để lại, đảm bảo sợi mì dai, thơm ngon và lưu được hương thơm lúa mới.

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Chị Nay H'Tó (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) khởi nghiệp với thịt heo gác bếp và rượu cần. Ảnh: Vũ Chi

Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp

(GLO)-Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.

Bà Lê Thị Cẩm (tổ 1, phường Phù Đổng) chuẩn bị mứt gừng giao cho khách. Ảnh: Đ.L

Lưu giữ hương vị mứt truyền thống

(GLO)- Giáp Tết Nguyên đán, những người làm mứt truyền thống tại Trung tâm Thương mại Pleiku đang tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân. Bao năm qua, họ vẫn gắn bó với nghề, lưu giữ hương vị mứt truyền thống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Học ăn

Học ăn

(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.