Nga đánh tiếng sử dụng vũ khí hạt nhân khi bị tấn công sâu vào lãnh thổ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Ngày 11/1, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng việc Ukraine cố phá hủy các bệ phóng tên lửa của Nga bằng tên lửa tầm xa của phương Tây có thể khiến Moscow đáp trả bằng vũ khí hạt nhân, theo TASS.
Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga D. Medvedev. Ảnh: Reuters

Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga D. Medvedev. Ảnh: Reuters

Trên tài khoản Telegram, ông Medvedev viết: "Điều này chỉ có nghĩa rằng họ có nguy cơ kích hoạt điều 19 trong các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước Nga về răn đe hạt nhân. Hãy nhớ lấy", ông Medvedev cho hay.

Điều 19 trong học thuyết hạt nhân năm 2020 của Nga quy định tổng thống Nga có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân đáp trả khi xảy ra cuộc tấn công sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc vũ khí thông thường đe dọa sự tồn vong của nhà nước Nga.

Về tình hình chiến sự Nga- Ukraine, theo hãng thông tấn Ukrinform, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết trong ngày 11/1, các lực lượng Nga đã 3 lần không kích và 16 lần khai hoả các hệ thống pháo phản lực bắn loạt (MLRS) vào các vị trí tập kết quân và khu định cư của Ukraine.

Các cuộc tấn công của Nga gây nhiều thương vong cho dân thường, khiến nhiều nhà ở và cơ sở hạ tầng dân sự khác bị phá huỷ hoặc bị hư hại nặng nề.

Liên quan thông tin rò rỉ về đối thoại ngừng bắn giữa Kiev với Nga, phát biểu với các phóng viên ngày 11/1 ở thủ đô Tallinn của Estonia trong chuyến công du tới khu vực Baltic, ông Zelensky cho biết bất kỳ sự tạm dừng nào cũng có nguy cơ cho phép Nga tập hợp lại và tăng cường cung cấp đạn dược. "Và chúng tôi sẽ không mạo hiểm", ông nói.

"Việc tạm dừng sẽ không dẫn đến kết thúc chiến sự, nó sẽ không dẫn đến đối thoại chính trị với Nga hay ai khác... Và cảm ơn Chúa, tất cả đã được quyết định ở Ukraine và sẽ không có sự tạm dừng nào có lợi cho Nga", ông Zelensky tuyên bố.

Có thể bạn quan tâm

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

(GLO)- Cùng với sư cạnh tranh quyết liệt giữa đại diện 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, giới thạo tin cũng vừa cho biết Mỹ đã chi gần 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử năm 2024. Phần thắng thuộc về bà Harris hay ông Trump phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả công bố sớm hay muộn sau ngày bầu cử.

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Đảng Dân chủ đang chuẩn bị cho phản ứng “nhanh như chớp” để làm tràn ngập mạng xã hội và sóng phát thanh bằng lời kêu gọi dư luận bình tĩnh và kiên nhẫn chờ kết quả kiểm phiếu cuối cùng, phòng trường hợp đối thủ Donald Trump tuyên bố chiến thắng sớm, như ông đã làm năm 2020.