Những thư tịch cổ bằng vàng ròng của triều đại nhà Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Kim sách triều Nguyễn là những cuốn sách được đúc bằng vàng, ghi lại chính sự cung đình, phần nào phản ánh biến động lịch sử của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Hiện vật "Bảo vật Hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Hiện vật "Bảo vật Hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Thư tịch là những tài liệu văn tự cổ như mộc bản, văn bia, sắc phong, gia phả, thần tích, hoành phi, chuông, câu đối, bản chép tay, hương ước, các loại bằng cấp, sách cổ… của người xưa được lưu trữ qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Ngôn ngữ của thư tịch chủ yếu là chữ Hán-Nôm, viết trên các chất liệu thường thấy là đá, gỗ, giấy, gốm sứ, đồng. Đặc biệt có cả những thư tịch làm bằng kim loại quý như bạc và vàng của vua chúa.

Bảo vật Hoàng cung

Một trong những nguồn thư tịch quý hiếm trong lịch sử thành văn Việt Nam chính là những quyển sách được làm bằng vàng ròng (kim sách) của nhà Nguyễn.

Các cuốn kim sách nhà Nguyễn ghi lại chính sự cung đình, phần nào phản ánh biến động lịch sử của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm (1802-1945) với 13 triều vua, đã cho đúc số lượng kim sách vô cùng lớn.

Theo điển chế của triều Nguyễn, vật gì mang ý nghĩa thiêng liêng và quý giá thì phải chế tác bằng vàng, ngọc. Kim sách cùng với kim bảo (ấn vàng) là những báu vật biểu thị quyền lực của vương triều, vừa là biểu tượng văn hóa của đất nước thời ấy.

Kim sách triều Nguyễn làm theo khổ chữ nhật đứng, bìa trước và sau trang trí hình rồng năm móng hoặc hình phượng, gáy đóng bốn khuyên tròn, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích...

Lời sách do đích thân các hoàng đế hoặc các đại thần biên soạn.

Trong số các đời vua triều Nguyễn, Vua Gia Long là người cho viết nhiều kim sách nhất với 36 cuốn.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, năm 1802, sau khi lên ngôi lập ra triều Nguyễn, Vua Gia Long bắt đầu cho đúc kim sách đầu tiên để phong tặng phụ thân vào năm Bính Dần 1806.

Cuốn kim sách này có khổ 24,5cmx13,5cm gồm 2 tờ dày và nặng làm bìa; 4 trang mỏng hơn ghi nội dung ca ngợi công danh, sự nghiệp vẻ vang của vị Hoàng đế.

Cuốn sách được đóng bằng 4 khuyên vàng có tổng trọng lượng tới 37 lượng 4 phân (1,4kg) vàng. Tấm bìa chạm nổi hình rồng 5 móng bay vờn trong mây. Các trang bên trong chia thành 5 cột viết chữ.

“Thánh chế mạng danh kim sách” do vua Minh Mạng ban hành vào năm 1823, hiện được bảo quản ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. (Ảnh: Cục Di sản văn hóa)

“Thánh chế mạng danh kim sách” do vua Minh Mạng ban hành vào năm 1823, hiện được bảo quản ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. (Ảnh: Cục Di sản văn hóa)

Trong hệ thống kim sách của triều Nguyễn, cuốn “Thánh chế mạng danh kim sách” do vua Minh Mạng ban hành vào năm 1823 được coi là báu vật đặc biệt, quan trọng nhất.

Kim sách khắc bài thơ “Đế hệ thi” và 10 bài “Phiên hệ thi” theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt của Vua Minh Mạng để đặt tên lót cho 20 thế hệ con cháu thuộc dòng chính của vua và 10 dòng phụ (phiên hệ) của 10 anh em trai của nhà vua.

Trong kim sách cũng khắc 20 mỹ tự để các vua Nguyễn chọn làm ngự danh, được chép thành bốn câu thơ: Miên Hồng Ưng Bảo Vĩnh/ Bảo Quý Định Long Trường/ Hiền Năng Kham Kế Thuật/ Thế Thoại Quốc Gia Xương.

Nhung thu tich co bang vang rong cua trieu dai nha Nguyen hinh anh 3

Một trang trong “Thánh chế mạng danh kim sách” có khắc bài Đế hệ thi. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam)

Cuốn kim sách với trọng lượng 4,2kg vàng mười, chạm khắc tinh xảo này hiện còn khá nguyên vẹn, đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Di sản vô giá

Sự ra đời, mục đích, nội dung của các cuốn kim sách triều Nguyễn hầu hết được ghi chép đầy đủ trong các thư tịch đương thời như “Đại Nam thực lục,” "Đại Nam liệt truyện,” “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ...”

Quy cách kim sách được điển chế vương triều quy định rất nghiêm cẩn. Tùy theo tước hiệu được tôn phong cao thấp khác nhau mà chất liệu, kích thước, trọng lượng và số tờ kim sách khác nhau.

Việc chế tạo các cuốn kim sách được giao cho Hữu ty thuộc Bộ Lễ thực hiện.

Nghệ nhân đóng kim sách là bậc thầy giỏi nhất trên toàn quốc được đưa về xưởng chế tác của triều đình. Xưởng này nằm ngay trong hoàng cung, phía Đông Tử Cấm Thành, thuộc khu vực của Phủ Nội vụ, nơi lưu giữ kho báu của triều đình.

Sau khi bậc đại bút trong Hàn Lâm viện chắp bút thư pháp trên kim sách, thợ thủ công khắc chữ lên vàng hoặc bạc mạ vàng.

Nếu để xảy ra sai phạm nhỏ thì người thợ sẽ bị phạt rất nặng. Do vậy, các tác phẩm khi hoàn thiện gần như đạt độ hoàn hảo vì được chế tác và giám sát công phu.

Theo các nhà nghiên cứu, những cuốn kim sách là những bảo vật độc bản, chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.

Trong suốt 143 năm của triều đại nhà Nguyễn với 9 vị chúa,13 vị vua và rất nhiều hoàng hậu, hoàng thái tử, hoàng tử, công chúa..., số lượng kim sách được làm chắc phải thuộc số lượng lớn. Tuy nhiên, do những biến thiên của lịch sử, phần lớn các cuốn kim sách đã không còn.

Tháng 8/1945, khi Vua Bảo Đại thoái vị đã chuyển giao toàn bộ bảo vật Hoàng cung cho Chính phủ lâm thời. Số bảo vật này khoảng gần 3.000 món, được chuyển ra Hà Nội.

Sau hơn nửa thế kỷ nằm im trong kho bảo quản, đến năm 2007, các bảo vật này được chuyển về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Trong số các cổ vật này có 94 kim sách quý giá.

Nhung thu tich co bang vang rong cua trieu dai nha Nguyen hinh anh 4

Khách tham quan Triển lãm “Bảo vật Hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn (1802-1945)”. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Ngày 31/3/2016, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm “Bảo vật Hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn (1802-1945)” trưng bày 22 kim sách tiêu biểu trong số 94 kim sách mà bảo tàng đang lưu giữ.

Đây là lần đầu tiên công chúng được tiếp cận, thưởng lãm và tìm hiểu về sưu tập hiện vật đặc biệt cùng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật mang đậm dấu ấn của vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng nghệ nhân trẻ Kro-Bier tham gia trình diễn tại Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân

(GLO)- Giữa núi rừng Đông Trường Sơn có cặp vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân, được dân làng yêu mến gọi là “hgei” (người giỏi giang, giỏi nhất) bởi khả năng nổi bật về đan lát, dệt vải và thực hành di sản văn hóa. Đó là vợ chồng anh Kro-chị Bier ở thôn 3, xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Dưới bóng nhà dài

Dưới bóng nhà dài

(GLO)- Ngày trước, nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên có tập quán ở nhà dài. Dưới bóng nhà dài, cuộc sống của bà con diễn ra thật yên bình, thư thái.
Mở rộng không gian cho di sản

Mở rộng không gian cho di sản

(GLO)- Cuối tuần qua, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” được mở rộng không gian trình diễn. Đây là hướng đi mới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

 Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

(GLO)- Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống nên có sự đa dạng, phong phú về các loại hình văn hóa lễ hội. Để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh luôn chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa lễ hội trong cộng đồng các dân tộc.
Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

(GLO)- Tối 9-6, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng không làm khó được các nghệ nhân với những tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Những nghi lễ cần biết về Tết Đoan Ngọ

Những nghi lễ cần biết về Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ mùa vụ. Một trong những nét đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ là việc thực hiện nghi thức cúng tổ tiên và thần linh. Ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của Tết Đoan Ngọ là ngày “y dược toàn dân”.
Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.
Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Tiếng dệt vải bần bật, mạnh và dứt khoát xua tan cái im ắng quanh không gian ngôi nhà rông. Thanh âm của các khung dệt tạo nên giai điệu gần gũi và thân thuộc. Đó là một buổi sinh hoạt trong câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Khi người Bahnar về thế giới Atâu

Khi người Bahnar về thế giới Atâu

(GLO)- Mây đen vần vũ, cây cối lặng như tờ báo trước một cơn mưa. Vừa đến đầu xã Ya Ma (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), tôi đã nghe tiếng cồng chiêng vang xa. Hỏi thăm một người dân trên đường thì biết đó là nhạc chiêng đưa tiễn người chết ở làng Tờ Nùng-Măng.
Bà Siu H'Phưl-Người đưa sắc màu thổ cẩm vươn xa

Bà Siu H'Phưl-Người đưa sắc màu thổ cẩm vươn xa

(GLO)- Gần 60 tuổi, bà Siu H'Phưl (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài may các sản phẩm từ chất liệu thổ cẩm để bán ra thị trường. Với cách làm này, bà không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc.