(GLO)- Trong chuyến điền dã tìm hiểu di sản tư liệu và lịch sử làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chúng tôi phát hiện một ngôi mộ cổ có tấm bia đá khắc chữ Nho. Nội dung tấm bia cho biết, rất có thể người nằm nơi đây là phu nhân của vị tiền hiền lập làng Phú Cần.
Kim sách triều Nguyễn là những cuốn sách được đúc bằng vàng, ghi lại chính sự cung đình, phần nào phản ánh biến động lịch sử của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
(GLO)- Đình An Cư (phường An Bình) là ngôi đình duy nhất trên vùng An Khê còn giữ 2 sắc phong thời Vua Bảo Đại. Đây cũng là ngôi đình có điểm đặc biệt trong số các đình làng ở thị xã An Khê. Hàng trăm năm qua, dòng họ Võ nơi đây có công lao rất lớn trong việc trông coi, bảo vệ đình làng.
Tạp chí Paris Match vừa đưa tin công chúa Phương Mai, con gái lớn của vua Bảo Đại, đã qua đời hôm 16-1 tại khu vực Louveciennes – Pháp, hưởng thọ 83 tuổi.
(GLO)- Nửa cuối thế kỷ XVIII, anh em nhà Tây Sơn đã lên vùng đất An Khê xây dựng căn cứ, hình thành ấp Tây Sơn Nhất, ấp Tây Sơn Nhì. Sang thế kỷ XIX, nhiều làng mạc đã hình thành. Đến đầu thế kỷ XX, việc di dân lập làng vẫn diễn ra mạnh mẽ tại An Khê. Có rất nhiều nguồn sử liệu Hán Nôm minh chứng cho việc khai hoang lập ấp quần cư lâu đời của người dân trên vùng đất An Khê. Bản Sắc phong của Vua Bảo Đại ban cho Lý trưởng Cửu An-Tô Nga là một trong những tài liệu như vậy.
(GLO)- Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung là vùng đất được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam khá muộn dưới thời Pháp thuộc. Từ đó đến nay, địa danh, địa giới của tỉnh cũng đã có nhiều biến động.