Đo đếm được càng tốt hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với hơn 80.000 tỉ đồng được chấp thuận chủ trương triển khai cho 3 dự án lớn trong kỳ họp cuối tháng 5.2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai một lần nữa khẳng định quyết tâm đưa hạ tầng trở thành trụ cột chiến lược trong phát triển địa phương.

Trong đó, dự án cầu Mã Đà (giai đoạn 1), tuyến đường trên cao dọc QL51 và đặc biệt là dự án kéo dài tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên về TP.Biên Hòa và sân bay Long Thành không chỉ mang ý nghĩa giao thông, mà kỳ vọng thay đổi diện mạo đô thị.

Để hiện thực hóa các dự án này, bài toán mang tính quyết định chính là giải phóng mặt bằng (GPMB). Tại các cuộc họp, lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà, đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu "chốt" tiến độ từng dự án, kèm theo mốc thời gian cụ thể, như khởi công cầu Mã Đà vào ngày 1.9 hay đường trên cao dọc QL51 vào ngày 19.12.

Không chỉ dừng ở 3 dự án nêu trên, Đồng Nai còn đang đẩy mạnh nhiều công trình khác như: cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, trung tâm chính trị - hành chính mới (trên nền KCN Biên Hòa 1), đường Vành đai 4 - TP.HCM...

Thế nhưng, nhiều trong số các dự án kể trên đều chung một điểm nghẽn: GPMB. Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến bài học đắt giá từ những dự án chậm tiến độ trước đây như: cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường ven sông Đồng Nai hay Hương lộ 2.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cam kết không lùi mốc thời gian, xem GPMB là nhiệm vụ "cấp bách và quan trọng" là bước đi cần thiết. Song, cam kết cần đi kèm hành động - với sự phối hợp đồng bộ, trách nhiệm từ chính quyền địa phương đến từng người dân bị ảnh hưởng.

Có thể nhìn thấy được sự chuyển mình về hạ tầng ở Đồng Nai đang hiện rõ thông qua những con số cụ thể, những mốc tiến độ được "chốt" rõ ràng. Nhưng điều người dân và doanh nghiệp chờ đợi không chỉ là những cam kết trên giấy, mà là kết quả đo đếm được trên công trường. Muốn vậy, không thể có chỗ cho sự chậm trễ, từng khiến nhiều dự án đình trệ. Đồng Nai không thiếu nguồn lực, chỉ cần thêm một cơ chế vận hành hiệu quả và tinh thần dám chịu trách nhiệm đến cùng.

Theo Hoàng Tuấn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa khẩn trương xử lý 4 vụ việc theo Kết luận số 556 ngày 29.5.2025 của Tỉnh ủy. Trong đó, 3 vụ đã từng được Báo Thanh Niên phản ánh từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Sau những cánh cửa đóng kín

Sau những cánh cửa đóng kín

Giữa năm, không phải dịp lễ, Tết, nhưng hàng nghìn ki-ốt, cửa hàng từ bắc chí nam đồng loạt đóng cửa, nghỉ bán. Phía sau những cánh cửa đóng kín, im lìm ấy là sự chối bỏ lạnh lùng trước những nỗ lực làm minh bạch nguồn gốc hàng hóa đưa vào thị trường.

Ám ảnh thi cử

Ám ảnh thi cử

Đầu tháng Sáu, hơn 103.000 học sinh Hà Nội cùng hàng vạn em tại TP.HCM và cả nước bước vào kỳ thi vào lớp 10 công lập – một kỳ thi tưởng như chỉ là “chuyển cấp” nhưng lại đang là cuộc đua khốc liệt bậc nhất trong lộ trình học tập của một đứa trẻ.

null