Những cổ vật triều Nguyễn đang lưu lạc trên khắp thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiếc mũ quan triều Nguyễn được đấu giá tại Tây Ban Nha đang là tâm điểm của những người yêu thích lịch sử và sưu tầm cổ vật nước nhà. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên một câu hỏi: “Còn bao nhiêu cổ vật của Việt Nam đang chịu cảnh lưu lạc ở nơi đất khách quê người?”.

Trấn phong bằng vàng, cổ vật thuộc sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại được đưa ra bán đấu giá ở London vào năm 2008. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Trấn phong bằng vàng, cổ vật thuộc sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại được đưa ra bán đấu giá ở London vào năm 2008. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam.


Theo Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam, sau chiến tranh, có rất nhiều cổ vật, đặc biệt là từ triều đại nhà Nguyễn, của Việt Nam đang lưu lạc ở nước ngoài. Có những cổ vật đã may mắn được thu hồi về với quê hương, cũng có những món hiện nằm trong bộ sưu tập của những nhà sưu tầm khắp thế giới.

Dưới đây là một vài cổ vật thuộc triều đại nhà Nguyễn vẫn chưa tìm được cách trở về với quê hương.

1. Thái A kiếm

Thanh kiếm này đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội Pháp ở Paris (Pháp). Nó gồm 2 phần: Lưỡi kiếm hơi uốn cong, làm bằng thép dài khoảng 1m và chuôi kiếm dài khoảng 20cm. Trên lưỡi kiếm có khảm 3 chữ Hán "Thái A kiếm" bằng vàng, sát với đốc kiếm. Chuôi kiếm tạo hình một đầu rồng làm bằng vàng, chạm trổ rất tinh xảo.

Theo nhà nghiên cứu Dominique Rolland (Paris, Pháp) và theo giáo sư Võ Quang Yến (Paris, Pháp) chia sẻ với Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam, đây là thanh bảo kiếm của vua Gia Long, vốn được trưng bày trong Đại Nội Huế, nhưng đã bị người Pháp lấy đi sau vụ “Kinh đô thất thủ” vào tháng 7.1885.

 

Thái A kiếm của vua Gia Long đang trưng bày tại Bảo tàng Quân đội ở Paris. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Thái A kiếm của vua Gia Long đang trưng bày tại Bảo tàng Quân đội ở Paris. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam


2. Chậu quán tẩy bằng vàng

Chiếc chậu này được trưng bày trong cuộc triển lãm của nhà buôn bán đồ cổ Roger Keverne (London, Anh) vào cuối năm 2008. Đây là chậu rửa tay của vua trước khi cử hành những đại lễ trong tông miếu triều Nguyễn.

Về nguồn gốc, theo ghi chép tại cuộc triển lãm thì cổ vật này nằm trong hoàng cung Huế, sau đó được ông Ralph Marty - một nhà sưu tầm người Anh - mua lại vào năm 1926. Tuy nhiên, theo thống kê về những cổ vật triều Nguyễn bị người Pháp cướp đoạt của linh mục Siefert, nhiều khả năng đây là cổ vật bị đánh cắp khỏi Đại Nội Huế trước khi được bán lại cho ông Ralph Marty.

 

Quán tẩy bằng vàng thời Nguyễn trưng bày trong cuộc triển lãm của nhà buôn bán đồ cổ Roger Keverne (London) vào mùa đông năm 2008. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Quán tẩy bằng vàng thời Nguyễn trưng bày trong cuộc triển lãm của nhà buôn bán đồ cổ Roger Keverne (London) vào mùa đông năm 2008. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam


3. Sách phong bằng vàng đời vua Gia Long

Cổ vật này được đấu giá tại nhà đấu giá Sotheby’s ở Paris (Pháp) ngày 16.12.2010, cũng thuộc bộ sưu tập của ông Ralph Marty. Sách phong này do vua Gia Long (1802 - 1820) cho làm vào năm 1807 để tôn phong bà Đoàn Thị (khuyết danh), chánh phi của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601 - 1648) là Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫn Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu hoàng hậu. Tuy nhiên, cổ vật này vẫn nằm lại trong bộ sưu tập của ông Ralph vì không có người mua.


 

Sách phong bằng vàng do vua Gia Long cho làm vào năm 1807. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Sách phong bằng vàng do vua Gia Long cho làm vào năm 1807. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam



4. Sách phong bằng bạc mạ vàng đời Thiệu Trị

Cổ vật này ban đầu thuộc sưu tập của ông Hồ Đình Xuân (Paris, Pháp), đã được bán đấu giá năm 1996. Người mua này về sau đã ủy thác lại cho phòng đấu giá Sotheby's bán lại vào năm 2010 ở Paris. Đây là sách phong do vua Thiệu Trị (1841-1847) tấn phong cho vợ là bà Vũ Thị Viên, từ hạng Lương tần lên hạng Lương phi vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846).

Sách gồm 5 tờ 10 trang, kích thước 23cm x 14cm. Đây là sách phong duy nhất làm bằng bạc mạ vàng vẫn còn tồn tại, vì ở Việt Nam và hải ngoại hiện nay, người ta chỉ còn thấy một số đồng sách (sách phong bằng đồng) và thể sách (sách phong bằng lụa).

 

 Sách phong bằng bạc mạ vàng do vua Thiệu Trị tấn phong cho vợ. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Sách phong bằng bạc mạ vàng do vua Thiệu Trị tấn phong cho vợ. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam


5. Trấn phong bằng vàng đời Khải Định

Đây là cổ vật thuộc bộ sưu tập của hoàng thái tử Bảo Long (con trai vua Bảo Đại), được đưa ra bán đấu giá ở London vào năm 2008. Trấn phong có kích thước 20cm x 19cm, làm bằng vàng, nặng 11,9 lượng. Thân của trấn phong khắc nổi dòng chữ Hán "Vạn thọ tứ tuần đại khánh tiết". Cổ vật này là món quà của người dân An Nam mừng thọ vua Khải Định nhân dịp sinh nhật lần thứ 40 vào năm 1924.

 

Trấn phong bằng vàng thuộc sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Trấn phong bằng vàng thuộc sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam



7. Tượng con giải trãi bằng vàng đời Minh Mạng

Cổ vật này là pho tượng linh thú duy nhất bằng vàng của triều Nguyễn hiện còn được ghi nhận từ trước tới nay. Tượng cao 12cm, nặng 211,7 gram, được đưa ra đấu giá ở Reuil-Malmaison (Pháp) với giá khởi điểm là 12.000 euro. Dưới bụng tượng này có khắc 2 dòng chữ Hán: "Minh Mạng thập bát niên tạo" (nghĩa là làm vào năm Minh Mạng thứ 18 - năm 1837) và "Bát ngũ tuế hoàng kim trọng ngũ lượng ngũ thốn cửu phân" (nghĩa là làm từ vàng tám tuổi rưỡi, cân nặng 5 lượng 5 chỉ 9 phân).


 

 Tượng giải trãi bằng vàng đời Minh Mạng được bán đấu giá ở Paris vào năm 2011. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Tượng giải trãi bằng vàng đời Minh Mạng được bán đấu giá ở Paris vào năm 2011. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam



8. Cành vàng lá ngọc chưng trong chậu pháp lam

Bộ cổ vật cành vàng lá ngọc này thuộc về một nhà sưu tập ở Mỹ. Theo nhà nghiên cứu Philippe Truong (Paris, Pháp) - người đã tiếp xúc với bộ cành vàng lá ngọc này - chia sẻ với Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam, thì đây là bộ cành vàng lá ngọc thực sự, được gia đình nhà sưu tầm lưu giữ trong hơn 50 năm qua.

 

Cành vàng lá ngọc thời Nguyễn. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Cành vàng lá ngọc thời Nguyễn. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam.


9. Những kim bài, kim khánh, kim bội, ngọc khánh của triều Nguyễn

Hiện tại, có rất nhiều cá nhân là người nước ngoài, hoặc Việt kiều ở hải ngoại đang sở hữu nhiều kim bài, kim khánh, kim bội, ngọc khánh của vương triều Nguyễn. Đó là bảo vật truyền gia của gia tộc, họ tộc mà họ là người thừa kế; hoặc mua bán, đấu giá cổ vật được.

2 bộ sưu tập cổ vật dạng này đáng giá nhất hiện được lưu giữ và trưng bày ở Châu Âu là bộ sưu tập của ông Andrè Hüsken ở Hamburg (Đức) và của ông Antonio Benedetto Spada - cựu đại sứ Italia tại Pháp, đang trưng bày tại Bảo tàng Légion d’Honneur ở Paris.


 

 Kim bài khắc dòng chữ Hán “Thái bình thiên tử” của vua Khải Định. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Kim bài khắc dòng chữ Hán “Thái bình thiên tử” của vua Khải Định. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
 Ngọc bội khắc dòng chữ Hán “Thiệu Trị trân bửu”. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Ngọc bội khắc dòng chữ Hán “Thiệu Trị trân bửu”. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Kim khánh khắc hai chữ Hán “Ân tứ”, triều Đồng Khánh. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Kim khánh khắc hai chữ Hán “Ân tứ”, triều Đồng Khánh. Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam


https://laodong.vn/van-hoa/nhung-co-vat-trieu-nguyen-dang-luu-lac-tren-khap-the-gioi-967321.ldo

Theo Anh Vũ (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.