Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 28-5, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) được sự ủy quyền của Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) tổ chức lễ công bố xác lập kỷ lục thế giới cho bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” của bà Ngô Thị Thanh Tâm (TP. Hồ Chí Minh) là Bộ sưu tập ấm-chén trà Tử sa ở nhiều niên đại có số lượng nhiều nhất thế giới.

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của bà Ngô Thị Thanh Tâm gồm hơn 1.000 ấm trà Tử sa gồm nhiều loại, được tuyển chọn công phu, kỹ lưỡng và được làm nên bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nổi tiếng thuộc làng nghề thủ công Nghi Hưng (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) thực hiện, có niên đại từ thời nhà Thanh cho đến ngày nay.

Nhiều ấm chén trong bộ sưu tập của Trà sư Thanh Tâm có niên đại từ thời nhà Thanh trải dài đến nay. Ảnh: Báo Tiền phong Online

Nhiều ấm chén trong bộ sưu tập của Trà sư Thanh Tâm có niên đại từ thời nhà Thanh trải dài đến nay. Ảnh: Báo Tiền phong Online

Ấm Tử sa là loại ấm trà làm từ đất sét tử sa khai thác ở vùng Nghi Hưng (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Tử sa-đất cát màu tím (theo nghĩa đen) là tên gọi của loại đất sét đặc biệt chỉ có ở vùng Nghi Hưng này. Đất sét tử sa thường gặp 3 loại chính: đất màu tím, đất màu xanh và đất màu đỏ. Ngoài ra còn có thể có loại đất màu vàng, màu đỏ cam, màu vàng nhạt… Ấm Tử sa được ca ngợi là loại ấm tốt nhất dùng để pha trà, bởi về công năng đặc biệt có từ chất liệu và cách thức chế tạo.

Bà Ngô Thị Thanh Tâm, người đã được nhận bằng tôn vinh Trà sư đã dành hơn 30 năm cho niềm đam mê sưu tầm trà và ấm trà. Bà đã tổ chức nhiều lớp giới thiệu, dạy về trà, ấm trà, kỹ thuật pha trà với mong muốn xây dựng, phát triển văn hóa trà, qua đó góp phần thúc đẩy, xây dựng đời sống văn hóa xã hội lành mạnh, tốt đẹp.

Nhân dịp này, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng trao Bằng chứng nhận vì sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa phi vật thể cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm.

Báo Tiền phong Online đưa tin: Theo Trà sư Thanh Tâm, ban đầu bà chỉ xem những bộ ấm chén của mình là đứa con tinh thần và như một người bạn gắn bó trong cuộc sống. Cơ duyên đến với bà từ khi những người bạn khuyên bà mang những sản phẩm ấm chén này trình làng với công chúng, cũng như với các chuyên gia trong lĩnh vực này để được công nhận.

Thành quả thật sự đến với bà qua nhiều bằng công nhận kỷ lục ở cấp độ châu lục và thế giới. Trước khi được công nhận là Kỷ lục Thế giới, vào tháng 10-2022, Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã ủy quyền cho VietKings xác lập kỷ lục Châu Á cho bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo"-Bộ sưu tập ấm chén tử sa ở nhiều niên đại, có số lượng nhiều nhất Châu Á”.

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.