Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 28-5, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) được sự ủy quyền của Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) tổ chức lễ công bố xác lập kỷ lục thế giới cho bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” của bà Ngô Thị Thanh Tâm (TP. Hồ Chí Minh) là Bộ sưu tập ấm-chén trà Tử sa ở nhiều niên đại có số lượng nhiều nhất thế giới.

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của bà Ngô Thị Thanh Tâm gồm hơn 1.000 ấm trà Tử sa gồm nhiều loại, được tuyển chọn công phu, kỹ lưỡng và được làm nên bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nổi tiếng thuộc làng nghề thủ công Nghi Hưng (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) thực hiện, có niên đại từ thời nhà Thanh cho đến ngày nay.

Nhiều ấm chén trong bộ sưu tập của Trà sư Thanh Tâm có niên đại từ thời nhà Thanh trải dài đến nay. Ảnh: Báo Tiền phong Online

Nhiều ấm chén trong bộ sưu tập của Trà sư Thanh Tâm có niên đại từ thời nhà Thanh trải dài đến nay. Ảnh: Báo Tiền phong Online

Ấm Tử sa là loại ấm trà làm từ đất sét tử sa khai thác ở vùng Nghi Hưng (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Tử sa-đất cát màu tím (theo nghĩa đen) là tên gọi của loại đất sét đặc biệt chỉ có ở vùng Nghi Hưng này. Đất sét tử sa thường gặp 3 loại chính: đất màu tím, đất màu xanh và đất màu đỏ. Ngoài ra còn có thể có loại đất màu vàng, màu đỏ cam, màu vàng nhạt… Ấm Tử sa được ca ngợi là loại ấm tốt nhất dùng để pha trà, bởi về công năng đặc biệt có từ chất liệu và cách thức chế tạo.

Bà Ngô Thị Thanh Tâm, người đã được nhận bằng tôn vinh Trà sư đã dành hơn 30 năm cho niềm đam mê sưu tầm trà và ấm trà. Bà đã tổ chức nhiều lớp giới thiệu, dạy về trà, ấm trà, kỹ thuật pha trà với mong muốn xây dựng, phát triển văn hóa trà, qua đó góp phần thúc đẩy, xây dựng đời sống văn hóa xã hội lành mạnh, tốt đẹp.

Nhân dịp này, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng trao Bằng chứng nhận vì sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa phi vật thể cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm.

Báo Tiền phong Online đưa tin: Theo Trà sư Thanh Tâm, ban đầu bà chỉ xem những bộ ấm chén của mình là đứa con tinh thần và như một người bạn gắn bó trong cuộc sống. Cơ duyên đến với bà từ khi những người bạn khuyên bà mang những sản phẩm ấm chén này trình làng với công chúng, cũng như với các chuyên gia trong lĩnh vực này để được công nhận.

Thành quả thật sự đến với bà qua nhiều bằng công nhận kỷ lục ở cấp độ châu lục và thế giới. Trước khi được công nhận là Kỷ lục Thế giới, vào tháng 10-2022, Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã ủy quyền cho VietKings xác lập kỷ lục Châu Á cho bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo"-Bộ sưu tập ấm chén tử sa ở nhiều niên đại, có số lượng nhiều nhất Châu Á”.

Có thể bạn quan tâm

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.