Trao kỷ lục trống đồng đúc mới lớn nhất VN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiếc trống đồng đúc lớn nhất Việt Nam nặng 739kg.
Chiếc trống đồng đúc lớn nhất Việt Nam nặng 739kg.

Ngày 23-8, tại Thanh Hoá, ông Lê Trần Trường An, Tổng Giám đốc Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập 2 kỷ lục Việt Nam cho Bảo tàng cổ vật Hoàng Long là Bảo tàng Cổ vật tư nhân đầu tiên ở Việt Nam và chiếc Trống đồng đúc mới theo phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam.

Chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam này cao 1,21m, có đường kính mặt trống 1,51m, đường kính tang trống 1,55m, đường kính đáy 1,54m và nặng 739kg.

Chiếc trống trên được đúc bằng phương pháp thủ công theo phiên bản trống đồng Ngọc Lũ. Trên mặt trống mô phỏng những hình ảnh chim hạc, giã gạo, múa.

Đây là chiếc trống do Bảo tàng cổ vật Hoàng Long đặt cơ sở đúc trống đồng của nghệ nhân Lê Văn Bảy ở làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) thực hiện.

Bảo tàng cổ vật Hoàng Long đi vào hoạt động từ tháng 11-2006, với diện tích 350m2, nằm ngay giữa lòng thành phố Thanh Hóa.

Tính đến tháng 8-2009, bảo tàng này đã trưng bày khoảng 11.000 hiện vật, di vật cổ, thể hiện dấu tích, di chỉ cũng như sự giao lưu, hội tụ của các nền văn hóa trên đất nước Việt Nam, trong đó có dấu ấn đậm nét của văn hóa Đông Sơn.

Công chúng có thể truy nhập vào trang web http://rungtrongpho.com của Bảo tàng cổ vật Hoàng Long để hiểu hơn về các nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc eo, Chămpa đến văn hóa Hán-  Việt, Lý- Trần, Lê- Mạc, văn hóa thời Nguyễn...

Cũng trong lễ trao bằng xác lập 2 kỷ lục Việt Nam này, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Liên chi hội Di sản Văn hóa Việt Nam Lam Kinh và Bảo tàng cổ vật Hoàng Long phối hợp tổ chức Hội thảo "Quy trình đúc thành công trống đồng bằng phương pháp thủ công truyền thống".

Hội thảo được tổ chức nhằm công bố bước đầu thành công của quy trình đúc trống đồng bằng phương pháp thủ công truyền thống do 2 trung tâm phục hồi nghề đúc đồng của Liên chi hội Di sản Văn hóa Việt Nam Lam Kinh thực hiện.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.