Ghép tế bào gốc tạo máu: Thêm cơ hội cho bệnh nhi ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện nhi tiên phong ở khu vực phía Nam triển khai ghép tế bào gốc tạo máu, điều trị cho bệnh nhi u nguyên bào thần kinh. Từ đây mở ra thêm cơ hội kéo dài sự sống cho trẻ em không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Như bao đấng sinh thành khác, ngày nhận tin con mắc bệnh nặng, chị Hằng mẹ của bệnh nhi S.R.N (sinh năm 2019) như chết lặng. Bé N được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 chỉ định nhập viện điều trị với chẩn đoán u nguyên bào thần kinh. Sau nhiều lần hóa trị, bé tiếp tục được chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu vào tháng 9/2022. Kết thúc quá trình ghép tế bào gốc, bệnh nhi đã được xuất viện về nhà và tiếp tục theo dõi. “Nhìn thấy con dần bình phục, chúng tôi vô cùng hạnh phúc, hy vọng con sau này mạnh khỏe”, chị Hằng chia sẻ.

Niềm vui và hạnh phúc của đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng khoa của gia đình các bé bệnh nhi sau khi kết thúc quá trình ghép tế bào gốc vào tháng 9/2022 vừa qua. (Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng 2)

Niềm vui và hạnh phúc của đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng khoa của gia đình các bé bệnh nhi sau khi kết thúc quá trình ghép tế bào gốc vào tháng 9/2022 vừa qua. (Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng 2)

Bác sĩ Nguyễn Đình Văn, Trưởng Khoa Ung bướu - Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, trong những năm gần đây lượng bệnh nhi ung thư nhập viện tại đơn vị này có chiều hướng tăng, từ 100-120 trường hợp lên 200-300 trường hợp mỗi năm. Ngoài nhóm bệnh nhi ung thư tạng đặc, hầu hết là các trường hợp bị ung thư thể máu. “Với xu hướng tiến bộ của y học, chúng tôi đã có nhiều cải tiến trong điều trị bệnh ung thư cho trẻ em. Đặc biệt, phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu hạn chế tối đa tái phát ung thư đã mang đến những tín hiệu lạc quan”, bác sĩ Văn thông tin.

Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng chia sẻ, với trẻ em bị u nguyên bào thần kinh, nếu chỉ thực hiện điều trị mà không ghép tế bào gốc tạo máu thì thời gian sống của bệnh nhi là rất ngắn. Đặc biệt, những bệnh nhi bị u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ từ 20 đến 30%, nhưng nếu ghép tế bào gốc tạo máu và điều trị duy trì thì tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến từ 30 đến 60%.

Hiện, Bệnh viện Nhi đồng 2 bước đầu triển khai tự ghép tế bào gốc tạo máu trên các bệnh nhi u nguyên bào thần kinh. Để thực hiện thành công các ca ghép tế bào gốc tạo máu cho trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cử bác sĩ, điều dưỡng đi huấn luyện, đào tạo tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia đào tạo liên tục với các chuyên gia tại Mỹ, Nhật. Bên cạnh đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đang xây dựng Trung tâm Điều trị kỹ thuật cao nhằm đẩy mạnh, mở rộng các kỹ thuật ghép tạng, ghép tế bào gốc, phẫu thuật và hồi sức cấp cứu nhi khoa chuyên sâu cho các tỉnh/thành khu vực phía Nam.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.