Năm mới tuyên chiến với rác và chung tay bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau thời khắc giao thừa, người dân rời phố đi bộ Hồ Gươm trở về nhà, để lại những "núi" rác ngay trên vỉa hè và dưới lòng đường.
Người ta xả rác đầy trên phố đi bộ Hồ Gươm. Ảnh: Hải Danh
Người ta xả rác đầy trên phố đi bộ Hồ Gươm. Ảnh: Hải Danh

Gánh nặng những núi rác đó đổ lên vai những công nhân vệ sinh đã vất vả suốt cả những ngày trước Tết. Bạn Ngô Mỹ Tâm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: "Vừa mới đón giao thừa xong, nhìn thấy những đống rác như vậy rất phản cảm. Mình đi vui Tết nhưng nếu cứ xả rác như vậy sẽ khiến các công nhân vệ sinh môi trường phải làm việc đến muộn mà không được về với gia đình".

Vui chơi nhưng phải nghĩ đến người lao động nhọc nhằn, để tự ý thức bỏ đi thói quen xả rác của mình, đó là nhân văn, là văn minh. Nhưng đáng tiếc là nhiều người không làm được điều đó, nhất là các bạn trẻ.

Ở TPHCM cũng vậy, cứ sau một sự kiện tập trung đông người như giao thừa Tết Tây, Tết Nguyên Đán, là phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Bạch Đằng ngập rác. Công nhân vệ sinh dọn thâu đêm đến sáng chưa xong.

Chúng ta quá vô tâm với những công nhân vệ sinh, họ cũng mong được về nhà sớm, đón Tết cùng gia đình.

Đương nhiên khi tập trung đông người vui chơi đón Tết thì sẽ thải ra môi trường lượng rác nhiều hơn bình thường. Nhưng nếu mỗi người đều có ý thức không xả rác, thì cảnh quan môi trường sẽ khác.

Ý thức đó là, mỗi người mang theo túi đựng rác, ăn uống xong bỏ vào túi, sau đó bỏ vào thùng rác, hoặc cầm theo về nhà.

Ý thức đó là, sau sự kiện, mọi người cùng tham gia dọn rác, mỗi người một tay, thì sẽ trả lại cảnh quan đường phố sạch đẹp như ban đầu.

Việc này không khó, vì có nơi đã làm được, không nói Nhật, Hàn, Singapore đâu xa mà ngay tại Việt Nam. Đó là sau những sự kiện countdown tại Huế, các bạn trẻ đều tình nguyện ở lại nhặt rác, hoạt động này trở nên bình thường, là một nét đẹp trong giới trẻ.

Không chỉ tuyên chiến với nạn xả rác sau những sự kiện tập trung đông người, mà với tình trạng xả rác hiện nay. Mỗi người dân cùng nâng cao ý thức, không xả rác bừa bãi, cùng tham gia các hoạt động dọn rác, trồng cây xanh, đặc biệt là các bạn trẻ.

Hãy xem việc dọn rác, không xả rác là trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân.

Việt Nam không thể trở thành đất nước phát triển khi chúng ta đứng cách xa với các chuẩn mực văn minh, trong đó có bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Việt Nam không thể phát triển du lịch khi rác ngập đường và môi trường ô nhiễm.

LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...