Bước đột phá cho thể thao học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong một hội nghị gần đây, đề cập đến lĩnh vực giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gợi mở cho ngành GD-ĐT việc mời ca sĩ, nhạc sĩ, vận động viên hay họa sĩ giỏi trực tiếp đứng lớp giảng cho học sinh.

Mời vận động viên chuyên nghiệp trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho học sinh góp phần phát triển thể thao học đường
Mời vận động viên chuyên nghiệp trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho học sinh góp phần phát triển thể thao học đường

Phát biểu ấy đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tư duy quản trị giáo dục: Thay vì chỉ dựa vào hệ thống công lập, giáo dục cần được tiếp sức từ cộng đồng, nơi nghệ sĩ, chuyên gia, nhà khoa học trở thành một phần của bài giảng. Nhìn ở góc độ thể thao học đường nói riêng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư mở ra một con đường vô cùng lớn.

Ở các quốc gia có nền thể thao hàng đầu thế giới, thể thao học đường là sân chơi chuyên nghiệp của các VĐV bán chuyên và là môi trường cống hiến của các VĐV, HLV không còn trên đỉnh cao sự nghiệp. Trường học còn là nơi giải bài toán cơ sở vật chất hiệu quả nhất, với các sân bóng, nhà thi đấu đa chức năng được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, phục vụ trực tiếp cho hoạt động thể chất của học sinh nhưng cũng đồng thời hình thành nên một lượng khán giá tiềm năng cho thể thao thành tích cao.

Mặc dù có hẳn một đại hội thể thao riêng (Hội khỏe Phù Đổng) nhưng thể thao học đường cho đến nay vẫn là công việc chính của ngành giáo dục, chủ yếu dành cho hoạt động thể chất, hoàn toàn không có yếu tố “hướng nghiệp” như nhiều quốc gia khác. Thực tế, không ít trường học ở Việt Nam có sân bóng, nhà thi đấu, thành lập các CLB chuyên môn, ký hợp đồng với các VĐV, HLV cao cấp… để nâng cao chất lượng rèn luyện cho học sinh. Nhưng vì cách tiếp cận thiên về giáo dục nên con đường để một học sinh trở thành VĐV chuyên nghiệp ngay khi còn đang đi học vẫn mơ hồ.

Trong khi đó, các VĐV, HLV giỏi của thể thao thì tìm thêm thu nhập bằng cách “đứng lớp” tại trung tâm thể thao. Ở đó, họ cũng được gọi bằng “thầy” và học trò của họ cũng đa số là học sinh, tận dụng thời gian sau giờ học để theo đuổi đam mê thể thao. Dù không nhiều nhưng các khóa học ấy là khởi nguồn và từng giới thiệu cho thể thao Việt Nam không ít nhân tài. Trong trường hợp việc truyền đạt kỹ năng thể thao tại trường học được ngành giáo dục tiến hành như chỉ đạo của Tổng Bí thư thì những “người thầy thể thao” sẽ có thêm trải nghiệm và thu nhập.

Trong bối cảnh mà ngành thể thao đang thực hiện chiến lược đầu tư trọng điểm, cải tổ hệ thống đào tạo VĐV, thúc đẩy tiến trình xã hội hóa, còn ngành giáo dục hướng đến sự hoàn thiện con người trong môi trường học đường, có lẽ đã đến lúc cần có một “cái bắt tay thật chặt” giữa 2 lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến thể chất con người Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Đây là một cơ hội rất lớn để đưa thể thao học đường đi vào thực chất, nơi mà mỗi trường học là một CLB đa môn, mỗi học sinh sẽ là VĐV tiềm năng và các môn thể thao ở trường không chỉ là hoạt động thể chất mà còn là môn học lựa chọn có tính chất hướng nghiệp.

Để làm được điều đó cần phải giải quyết “điểm nghẽn” bấy lâu nay của thể thao học đường, đó là sự tham gia sâu hơn của ngành thể thao thông qua hệ thống thi đấu dành cho học sinh, sinh viên cũng như khả năng đóng góp của các VĐV đỉnh cao, đặc biệt là những ngôi sao truyền cảm hứng. Khơi gợi niềm đam mê, mở cơ chế để học sinh chơi thể thao như một cơ hội nghề nghiệp tương lai, có sân chơi thường xuyên mang tính tranh đua suốt quá trình học tập sẽ giúp cho thể thao học đường tại Việt Nam có chỗ đứng trong tiến trình phát triển thể thao quốc gia.

Theo YẾN PHƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.