Bảo vệ môi trường từ việc làm nhỏ nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đối diện nhà tôi đang sống là một mảnh vườn nhỏ. Chủ nhân mảnh vườn ấy là đôi vợ chồng già. Con cái học hành làm ăn ở xa nên nhà chỉ có 2 ông bà. Khu vườn nhỏ nhưng họ trồng đủ các loại rau xanh và cây trái. Lúc sáng sớm hay chiều muộn, ông bà thường cặm cụi cắt tỉa, nhổ cỏ, quét dọn khu vườn. Ngặt nỗi, vì quá chăm chút cho mảnh vườn nên thành ra, cứ vài ngày, họ lại... tra tấn hàng xóm bằng những đợt khói bụi khi ông bà gom tất cả loại rác từ trong nhà đến ngoài vườn về phía cuối vườn, sát tường rào và đốt.

Đám lửa không quá lớn nhưng vì trong khu dân cư đông đúc, nhà cửa san sát, khói nhanh chóng len lỏi vào từng ô cửa, khiến nhiều người thấy khó thở, ngột ngạt. Những ngày nắng nóng, oi bức thì càng khó chịu hơn. Cũng có người đến tận nơi góp ý ông bà nên gom rác, đưa đến vị trí tập kết gần nhất để tiện cho công nhân vệ sinh môi trường đem đi xử lý. Nhưng rồi, mọi chuyện đâu lại vào đấy.

Anh bạn tôi cũng nhiều lần đưa cả gia đình đi lánh nạn vì chủ nhân bãi đất cạnh nhà thỉnh thoảng cũng thuê người phát dọn đốt rác. Chẳng cần đợi cỏ khô, cũng không cần biết trong đống cỏ lẫn thứ gì, người làm gom hết thành đống rồi châm lửa. Mùi khét của cao su, mùi cỏ tươi âm ỉ cháy và cả mùi túi ni lông, chai nhựa... Thứ khói hỗn hợp ấy theo gió bủa vây các ngôi nhà xung quanh. Nhiều nhà phải “cửa đóng then cài” song vẫn không thoát khỏi đám khói bụi, mùi hôi.  

Đã có khuyến cáo từ việc đốt rác tùy tiện trong khu dân cư gây ô nhiễm, mất an toàn, nguy hại đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Cao điểm mùa khô thì việc đốt rác không có sự kiểm soát, rất dễ cháy lan, đe dọa sự an toàn các khu dân cư. Vậy mà không ít người vẫn phớt lờ cảnh báo. Có lẽ các cấp, các ngành cũng cần kiểm tra, xử lý hành vi đốt rác bừa bãi để răn đe, giáo dục. Chủ động nâng cao nhận thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tuân thủ các quy định về việc thu gom, xử lý rác thải là việc nên làm thường xuyên. Đồng thời, cũng cần nhắc nhở và có chế tài xử phạt đối với những trường hợp tái phạm.

Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi: đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất kinh doanh của người khác; tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng; đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường; để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày Nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

Thiết nghĩ, để đảm bảo môi trường sống của chúng ta được an toàn, trong lành, thân thiện thì mỗi người dân cần nâng cao ý thức từ chính những việc tưởng chừng nhỏ nhặt như thu gom, xử lý rác thải.

 

AN NGUYÊN

 

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.