Không bất cẩn, dù chỉ một giây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Chúng tôi luôn hết sức cẩn trọng, không phút giây nào xao lãng chuyện an toàn - vệ sinh lao động".

tn-17470111274681078669539-0-0-625-1000-crop-17470111331471616891704.jpg

"Không chỗ nào tuyệt đối an toàn. Dù công ty có bề dày thành tích hàng chục năm bảo đảm an toàn lao động song vẫn từng xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) chết người, ở nơi không ngờ nhất. Vì vậy, không bao giờ được phép chủ quan"…

Giám đốc một số doanh nghiệp lớn đã nói như vậy về an toàn lao động tại nơi làm việc - chủ đề luôn được nhắc đến vào những ngày tháng 4 và tháng 5, nhân Tháng Hành động về an toàn - vệ sinh lao động hằng năm. Đây cũng là vấn đề liên quan sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Năm nay, Tháng Hành động về an toàn - vệ sinh lao động có chủ đề "Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động tại nơi làm việc", diễn ra từ ngày 1 đến 31-5. Hoạt động này nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hành động của người sử dụng lao động lẫn người lao động (NLĐ) và cộng đồng về an toàn - vệ sinh lao động.

Theo báo cáo của 62 tỉnh, thành phố (trừ Hà Tĩnh), năm 2024, cả nước xảy ra 8.286 vụ TNLĐ (tăng 892 vụ so với năm 2023), làm 8.472 người bị nạn (tăng 919 người). Trong đó, 675 vụ làm chết người (tăng 13 vụ) với số người chết là 72 (tăng 28), người bị thương nặng là 1.690 (giảm 30). Những lĩnh vực xảy ra TNLĐ chết người nhiều nhất là khai thác khoáng sản, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, dệt may, da giày…

Nguyên nhân xảy ra TNLĐ chết người do người sử dụng lao động chiếm 46,91% tổng số vụ và 47,12% tổng số người chết; với các lỗi chủ yếu là tổ chức lao động và điều kiện lao động, thiết bị không bảo đảm an toàn; không huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho NLĐ; không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn…

Nguyên nhân do NLĐ chiếm 22,88% tổng số vụ TNLĐ và 20,55% tổng số người chết, chủ yếu là vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và thiết bị an toàn được trang bị…

Điều đáng nói là TNLĐ thường để lại hậu quả, di chứng nặng nề cho NLĐ, gia đình họ và xã hội. Báo cáo của các địa phương cho thấy thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra năm 2024 là hơn 42.565 tỉ đồng (tăng 26.208 tỉ đồng so với năm 2023). Ngoài thiệt hại vật chất cho doanh nghiệp và xã hội, bản thân người bị TNLĐ và gia đình còn chịu nhiều di hại nặng nề, như tổn thương thể xác, tinh thần với người mất đi và người ở lại sống trong cảnh tàn phế, đau buồn. Những hậu quả, mất mát do TNLĐ là khó thể bù đắp nổi.

Để khắc phục, những biện pháp nêu ra từ trước đến nay vẫn là kiểm tra, thực hiện đúng quy trình quy phạm; ngăn ngừa nguy cơ, tuyên truyền nhận thức… Dĩ nhiên, đây là những giải pháp không thể khác, song điều quan trọng nhất là bản thân từng NLĐ phải luôn cảnh giác, không lơ là, chủ quan dù chỉ một giây trong quá trình làm việc. Bởi lẽ, cái giá của TNLĐ là vô cùng đắt, nếu để xảy ra thì dù nuối tiếc, ân hận đều đã muộn màng.

An toàn lao động không phải khẩu hiệu mà là nền tảng để phát triển bền vững. Ai cũng nằm lòng điều này và tuyệt đối tuân thủ thì mới đem lại sự bình an, hạnh phúc cho xã hội và gia đình.

Theo Bùi Phan Thảo (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa khẩn trương xử lý 4 vụ việc theo Kết luận số 556 ngày 29.5.2025 của Tỉnh ủy. Trong đó, 3 vụ đã từng được Báo Thanh Niên phản ánh từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null