Lộ trình thực hiện các chính sách an sinh lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Văn phòng Trung ương Đảng vừa thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm với những nội dung chính được người dân cả nước phấn khởi như miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035.

no-luc-kham-benh-h13-4846jpg-4450-2406.jpg

Các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên, miễn hoàn toàn học phí từ mầm non đến phổ thông từ năm học 2025-2026…

Chủ trương này thực sự là những chính sách an sinh xã hội lớn, là mong mỏi bấy lâu nay của người dân.

Việc này sẽ hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng; thể hiện mục tiêu, bản chất tốt đẹp, ưu việt của chế độ ta, Đảng ta với tư tưởng “dân là gốc”; “không để ai bị bỏ lại phía sau”; phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo đảm công bằng, tiến bộ và an sinh xã hội; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Chính sách này có giá trị rất thiết thực, đặc biệt đối với người dân ở vùng điều kiện còn khó khăn như nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Tuy nhiên, để thực hiện được chủ trương rất lớn này đòi hỏi sự đồng lòng, quyết tâm của tất cả các cấp, ngành, địa phương để đảm bảo tăng nguồn ngân sách nhà nước bởi chắc chắn để miễn viện phí, học phí sẽ cần nguồn lực không nhỏ. Theo nhiều đại biểu Quốc hội, chúng ta cần đánh giá kỹ tác động để triển khai thực chất. Không thể cứ triển khai nhanh chóng mà quên đi cách thức, kinh phí, tâm tư của thầy cô, phụ huynh, học sinh, các trường học, bệnh viện, y bác sĩ…

Triển khai chính sách này không chỉ đơn thuần là củng cố hay chuẩn bị ngân sách mà còn cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Đơn cử với việc miễn viện phí, đầu tiên cần có chiến lược củng cố hệ thống y tế cơ sở, tránh dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Mặt khác, việc tăng độ bao phủ của hệ thống bảo hiểm y tế là điều kiện cần thiết để tiến tới miễn viện phí cho nhân dân.

Do đó, nên tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu và tăng cường truyền thông chính sách để tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Đây là nền tảng quan trọng để từng bước hướng tới chính sách miễn viện phí toàn dân, giảm gánh nặng tài chính trong chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Bên cạnh đó, các giải pháp từ vĩ mô đến vi mô để phát triển kinh tế - xã hội là rất quan trọng.

Trao đổi với PV Báo SGGP, GS-TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, nhận định, chúng ta phải bảo đảm kinh tế phát triển để có nhiều nguồn thu và tiết kiệm các khoản chi để dành được tiền cho an sinh xã hội. Do vậy, để thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh lớn đó chúng ta nên có lộ trình cụ thể, chuẩn bị kỹ về nguồn lực.

Khi nguồn lực còn ít, nhu cầu cơ bản của người dân có thể ở mức thấp hơn, khi nguồn lực cao hơn, nhu cầu đó sẽ được nâng lên. Đồng thời, khi người dân có nhu cầu được hưởng các dịch vụ cao hơn, chúng ta vẫn đáp ứng nhu cầu của họ.

Ví dụ như người dân đến bệnh viện không muốn khám chữa bệnh miễn phí mà muốn sử dụng các dịch vụ cao cấp, các bệnh viện vẫn có cơ chế để đáp ứng. Xã hội còn nhiều nhu cầu phát triển, nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu chăm lo toàn diện cho người dân nên sẽ phải tính toán ưu tiên đầu tư phát triển cái gì, vào đâu để có nguồn lực, tăng thêm nguồn thu, tiết kiệm khoản chi nào để đạt được các mục tiêu, qua đó cân đối để thực hiện.

Chúng ta phải có kịch bản tổng thể, lộ trình cụ thể, xác định rõ ưu tiên cái gì trước, cái gì sau, thậm chí có những giai đoạn phải “thắt lưng buộc bụng” để đột phá những ưu tiên, sau khi có nguồn lực sẽ quay lại thực hiện các mục tiêu khác…

Theo LÂM NGUYÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.