Miễn học phí từ tầm nhìn tương lai quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng ngày 7-5, kết luận tại buổi làm việc với đại diện Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương ngày 18-4.

cn7a-6371-4548jpg-3494-1537.jpg

Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tại tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở, miễn hoàn toàn học phí từ năm học 2025-2026.

Chủ trương này được đông đảo người dân đồng tình, coi đây là quyết định hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay. Nhìn sâu hơn, đây không chỉ là một chính sách giáo dục, đó là khởi đầu của một chiến lược dài hơi, đưa trí tuệ trở thành trung tâm của phát triển quốc gia.

Trong nhiều năm, giáo dục phổ thông, nhất là bậc tiểu học, trung học cơ sở vẫn là tuyến đầu chịu thiệt bởi chương trình nặng, cơ sở vật chất yếu, thời khóa biểu ngắn ngủi và học sinh chỉ học một buổi/ngày ở phần lớn vùng nông thôn. Những buổi chiều không có lớp, trẻ em tự xoay xở giữa gánh nặng lao động, màn hình điện thoại hoặc chơi vơi thiếu định hướng. Không ít gia đình nghèo phải chọn “hy sinh chất lượng” vì không thể chi trả học phí cho lớp học tăng cường.

Chính trong hoàn cảnh đó, việc Nhà nước xác lập quyền học 2 buổi/ngày như một tiêu chuẩn phổ cập không thu học phí là bước ngoặt thể chế. Lần đầu tiên, học sinh không chỉ được “đi học”, mà còn được học đủ từ kiến thức đến kỹ năng, từ văn hoá đến nghệ thuật. Việc miễn học phí không chỉ là chính sách an sinh, đó là cam kết về công lý học đường, là bảo chứng cho quyền được lớn lên trong điều kiện bình đẳng. Và quan trọng hơn, đó là đầu tư cho tương lai không thể chậm thêm.

Một nền giáo dục hiện đại không chỉ đo bằng điểm số hay tỷ lệ tốt nghiệp, mà phải đo bằng chất lượng người công dân. Khi học sinh được học 2 buổi/ngày, các môn học thường bị xem là “phụ” như âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, kỹ năng sống sẽ có chỗ đứng xứng đáng.

Đó là cách nuôi dưỡng năng lực cảm thụ, tinh thần trách nhiệm và sức khỏe toàn diện cho thế hệ tương lai, những điều không có trong đề thi, nhưng lại thiết yếu trong cuộc đời. Trẻ em không chỉ cần học giỏi, mà cần được sống lành mạnh, tự tin và nhân ái. Dạy học 2 buổi/ngày là dạy một thế hệ biết sống đẹp, chứ không chỉ sống đủ.

Bên cạnh chủ trương phổ cập 2 buổi/ngày, Tổng Bí thư còn đặc biệt nhấn mạnh chính sách giáo dục đối với vùng biên giới. Yêu cầu xây dựng trường liên cấp nội trú, bán trú cho học sinh tại các xã biên giới không đơn thuần là giải pháp cho khó khăn địa lý, đó là một lựa chọn chiến lược, bởi nơi biên cương không chỉ cần hàng rào an ninh mà cần “hàng rào” tri thức.

Một đứa trẻ người dân tộc thiểu số hay người Kinh sống ở biên giới, khi được học trong trường có nhà vệ sinh sạch, có bữa trưa đủ chất, có thầy cô tận tâm và có cả lớp học dạy tiếng nước láng giềng, chính là tế bào đầu tiên của sự phát triển hòa bình và hợp tác ở những vùng biên giới. Việc dạy tiếng nước bạn cho học sinh vùng biên không phải là “dạy cho vui”. Đó là sự chuẩn bị cho một thế hệ vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa trở thành cầu nối ngoại giao nhân dân, gắn bó với khu vực bằng trí tuệ chứ không phải hàng rào.

Tổng Bí thư cũng chỉ rõ việc triển khai phải theo lộ trình, tránh hình thức, bắt đầu từ vùng biên giới đất liền từ năm học 2025-2026. Các địa phương có điều kiện thì triển khai ngay, không chờ chỉ đạo. Và đặc biệt, cần nghiêm cấm bớt xén khẩu phần ăn học sinh, một chi tiết nhỏ nhưng chứa đựng thông điệp lớn về đạo đức thực thi chính sách.

Không có quốc gia nào phát triển bằng cách tiết kiệm vào giáo dục. Càng không thể có một xã hội sáng tạo nếu trẻ em không được học đủ cả về tri thức lẫn nhân cách. Miễn học phí, dạy 2 buổi/ngày, đầu tư trường học vùng biên đó là một gói tư duy chính sách đồng bộ, đặt con người vào trung tâm của sự phát triển quốc gia.

Theo MINH PHONG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.