Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Không lúc nào tôi (và những ai đã chọn nghề giáo) thôi suy nghĩ về phương pháp giáo dục học sinh (HS), nhất là những em bị gọi là "cá biệt". Đã có không ít hình thức áp dụng cho việc giáo dục, uốn nắn các em vi phạm kỷ luật, nhưng vẫn còn rất nhiều câu chuyện đau lòng diễn ra hằng ngày, hằng giờ khiến nhiều HS sợ hãi, phụ huynh lo lắng và cả xã hội hoang mang...

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật HS, trong đó bãi bỏ hình thức kỷ luật nặng nề nhất là đuổi học với HS vi phạm. Theo dự thảo, chỉ còn 3 hình thức kỷ luật, gồm: nhắc nhở, phê bình và yêu cầu viết bản tự kiểm điểm. Thông tư mới khi được ban hành sẽ thay thế Thông tư 08/TT của Bộ GD-ĐT hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật HS các trường phổ thông từ cách đây gần 40 năm (1988).

Tôi đồng tình với việc không buộc thôi học đối với HS vi phạm kỷ luật trong dự thảo. Bởi lẽ, tất cả chúng ta đều hiểu rằng, nếu nhà trường - ngôi nhà thứ hai - từ chối thì các em sẽ về đâu? Cánh cửa an toàn này đóng lại thì liệu có cánh cửa nào đủ an toàn và bao dung để cho HS một nơi phát triển và hoàn thiện cũng như sửa chữa những sai lầm của mình? Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng, trong rất nhiều vụ bạo lực học đường gây nhức nhối cho toàn xã hội thì có rất nhiều HS đã bỏ học (trước và sau khi bị kỷ luật đuổi học), hay rất nhiều tội phạm vị thành niên cũng là những em không còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tuy vậy, không đuổi học không có nghĩa là chỉ nhắc nhở, hỗ trợ hay thông báo với cha mẹ HS. Tôi nghĩ rằng, nếu có thể giải quyết mọi vi phạm bằng những phương pháp ôn hòa thì cũng sẽ chẳng bao giờ xảy ra những trường hợp đáng buồn như trên. Cho nên, là một người làm giáo dục, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau.

Thứ nhất, mỗi trường học cần có bộ phận quản lý và giáo dục HS, gồm ban giám hiệu, giám thị, chuyên gia tâm lý, giáo viên (GV) chủ nhiệm, GV bộ môn, Đoàn thanh niên. Nếu có HS vi phạm, GV sẽ là người gặp gỡ các em để tìm hiểu, khuyên bảo, trò chuyện, thông báo với cha mẹ. Nếu chưa thể giải quyết thì sẽ đưa lên giám thị với những hình thức phạt như dọn vệ sinh trường lớp. Nếu nghiêm trọng hơn sẽ gặp gỡ chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp hợp lý nhất.

Cuối cùng là ban giám hiệu sẽ trực tiếp trò chuyện với các em. Những lời nói của thầy cô hiệu trưởng sẽ tác động sâu sắc đến HS rất nhiều, hoặc chỉ cần người thầy lắng nghe và đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng sẽ giúp các em tốt hơn. Ngày còn đi học, tôi đã từng được gặp một người thầy bao dung và đáng kính như vậy.

Thứ hai, đối với những em vi phạm nghiêm trọng hơn, nhà trường cần kết hợp với các tổ chức từ thiện hoặc chính quyền, đưa các em đi lao động công ích từ 3 ngày trở lên: dọn vệ sinh khu phố, chăm sóc trẻ em, người già neo đơn, đến các bệnh viện phát cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo...

Thứ ba, với những em có hành vi bạo lực học đường thì cần có hình thức xử phạt thật nghiêm. Tuy vậy, chúng ta cần nhất là ngăn chặn không để trường hợp này xảy ra. Để làm được điều đó thì GV phải luôn theo sát các em. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức thường xuyên những buổi sinh hoạt về pháp luật, có thể mời công an khu vực hỗ trợ. Nếu mâu thuẫn xảy ra dẫn đến hành vi bạo lực tùy theo mức độ nặng nhẹ, tôi nghĩ, cần phải để pháp luật vào cuộc.

Tóm lại, giáo dục HS không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi cả xã hội chung tay. Điều cần nhất là phải đưa giáo dục về đúng quỹ đạo của nó, phải lấy lại tôn nghiêm cho người thầy, phải đặt vào tay người thầy cây thước, để mỗi người thầy đều có thể giúp HS vẽ những đường thật thẳng cho cuộc đời của chính các em.

PHAN THỊ MỸ HUỆ
(GV Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM)

(Dẫn nguồn TNO)

Có thể bạn quan tâm

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

null