Khai phóng tri thức từ 'bình dân học vụ số'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 1945, khi đất nước vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào mang tên “bình dân học vụ” để dạy đại đa số người Việt biết chữ, nhằm thoát khỏi cảnh mù chữ kéo dài.

l4-info-5795jpg-2931-7220.jpg

Hàng triệu người lần đầu có cơ hội hiểu biết thế giới bằng con chữ. 80 năm sau, Việt Nam không còn tình trạng mù chữ, nhưng một dạng “mù lòa” mới lại đang hình thành, đó là mù công nghệ, mù dữ liệu, mù tri thức số. Do đó, “bình dân học vụ số” ra đời.

Phong trào “bình dân học vụ số” là một quyết sách mang tầm nhìn chiến lược. Không chỉ đơn thuần là đưa điện thoại thông minh đến tay người dân hay mở rộng dịch vụ công trực tuyến, mà là một nỗ lực toàn diện nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và tư duy số cho toàn dân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Những mục tiêu đưa ra rất rõ ràng: đến năm 2025, có 80% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo nền tảng số; 100% học sinh, sinh viên được đào tạo kỹ năng an toàn mạng; 40 triệu người trưởng thành được xác nhận đạt phổ cập tri thức về chuyển đổi số, kỹ năng số trên nền tảng VNeID. Đến năm 2026, những con số này sẽ tiệm cận toàn diện, bao phủ toàn quốc.

Nếu như phong trào “bình dân học vụ” vào năm 1945 khai sáng dân trí bằng con chữ thì 80 năm sau, Việt Nam bước vào cuộc cách mạng số mạnh mẽ, và một lần nữa với “bình dân học vụ số”, chúng ta bắt đầu từ gốc phổ cập tri thức về công nghệ, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Nếu được thực thi đúng cách và đạt mục tiêu đặt ra, “bình dân học vụ số” không chỉ là một phong trào mà là cuộc cách mạng về nhận thức, tương tự những gì “bình dân học vụ” năm xưa đã làm. Bởi trong thế giới mà công nghệ đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, nơi blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số đang định nghĩa lại cách con người sống, học và giao tiếp thì “xóa mù số” chính là bước đầu tiên để giữ lấy quyền làm chủ không gian số.

Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) không còn là một khái niệm xa lạ của giới công nghệ. Nó là nền tảng để xây dựng sự minh bạch, phi tập trung, không thể bị giả mạo, điều mà bất cứ ai cũng cần trong các giao dịch, từ chứng nhận đất đai đến lịch sử học tập. Một hợp đồng thông minh trên blockchain có thể thay thế hàng chục thủ tục hành chính rườm rà phức tạp. Một ví điện tử phi tập trung có thể là “ngân hàng nhỏ” của người dân vùng sâu vùng xa. Còn AI, nếu hiểu đúng, không phải để thay thế con người, mà để mở rộng năng lực con người. Một nông dân có thể dùng AI để dự báo thời tiết chính xác hơn; một giáo viên có thể dùng AI để cá nhân hóa chương trình giảng dạy; một người dân bình thường có thể dùng AI để tìm việc, viết văn bản, thậm chí khởi nghiệp kinh doanh nhỏ.

Tài sản số, từ dữ liệu cá nhân, hình ảnh, cho đến giá trị tạo ra trên mạng đang trở thành dòng tài nguyên mới. Nếu người dân không được trang bị tri thức để nhận ra, bảo vệ và khai thác tài nguyên ấy, họ sẽ chỉ là những “người dùng” thụ động, đóng góp vào hệ sinh thái của người khác mà không nhận lại được giá trị xứng đáng. “Bình dân học vụ số” là bước đầu để mỗi người biết rằng mình cũng đang tạo ra giá trị số mỗi ngày và hoàn toàn có khả năng quản lý nó.

Tuy nhiên, để phong trào này thực sự đi vào cuộc sống và thành công, chúng ta cần nhiều hơn những chỉ tiêu, con số thống kê và báo cáo đẹp. Điều cần thiết là một hệ sinh thái học tập mở, nơi tri thức được lan tỏa một cách tự nguyện, khơi gợi niềm đam mê học hỏi thay vì áp lực về bằng cấp. Các nền tảng học tập số phải thân thiện, dễ sử dụng, tích hợp công nghệ blockchain để minh bạch quá trình học tập và dùng AI để cá nhân hóa lộ trình phát triển cho từng người. Hơn thế, phong trào cần sự tham gia của toàn xã hội: Chính phủ kiến tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi; doanh nghiệp công nghệ cung cấp nền tảng, tài liệu và những giải pháp sáng tạo. Cộng đồng công nghệ sẽ trở thành những “thầy giáo số” chia sẻ kiến thức, tổ chức lớp học cộng đồng, thiết kế công cụ học nhanh, học vui, học sát thực tế.

Trong những năm tới, công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ vũ bão và nguy cơ xuất hiện một tầng lớp “bị bỏ lại” trong dòng chảy số hóa là hoàn toàn có thể xảy ra. “Bình dân học vụ số” chính là một chiếc cầu nối, kéo những người yếu thế trở lại, không bằng đặc ân, mà bằng sức mạnh của tri thức. Phong trào “bình dân học vụ số” kiên định với mục tiêu nhân văn, khai phóng và toàn dân, sẽ trở thành nền móng để xây một Việt Nam số tự tin, độc lập và mỗi người dân đều có khả năng làm chủ tương lai của chính mình.

Theo MINH PHONG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

null