Hồi hương ấn vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Trần Đình Thành, Cục phó Cục Di sản văn hoá cho hay việc đàm phán thành công để hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trong một thời gian ngắn như vậy là một thành tựu nổi bật của ngành.

Trải qua nhiều giai đoạn, các nhà quản lý và chuyên gia di sản đã đạt được mục tiêu đàm phán thành công, như một cách để cất lên tiếng nói của Việt Nam với bạn bè quốc tế. (Ảnh: BVHTTDL)
Trải qua nhiều giai đoạn, các nhà quản lý và chuyên gia di sản đã đạt được mục tiêu đàm phán thành công, như một cách để cất lên tiếng nói của Việt Nam với bạn bè quốc tế. (Ảnh: BVHTTDL)



Việc hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là một trong những hoạt động nổi bật trong năm 2022 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Đó là thông tin đưa ra tại cuộc họp báo bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022 do Báo Văn hoá (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức ngày 6/12.

“Trải qua nhiều giai đoạn, các nhà quản lý và chuyên gia di sản đã đạt được mục tiêu đàm phán thành công, như một cách để cất lên tiếng nói của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Dù ấn vàng chưa trở về Việt Nam trong năm nay thì sự kiện này cũng rất xứng đáng đưa vào danh sách bình chọn,” ông Trần Đình Thành, Cục phó Cục Di sản văn hoá khẳng định.

Trước đó, Ban tổ chức đã gửi công văn đề nghị đề cử các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình tiêu biểu trong năm 2022 đến các đơn vị thuộc bộ, các sở văn hóa, thể thao và du lịch trong nước cũng như các tổ chức liên quan: Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Ủy ban Olympic Việt Nam...

Kết thúc thời gian đề cử, Ban tổ chức đã nhận được công văn của 55 đơn vị với 111 sự kiện của các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch, gia đình được đề cử.

Từ kết quả này, Ban tổ chức đã tổng hợp, tham vấn ý kiến các đơn vị liên quan, báo cáo lãnh đạo bộ và lựa chọn 15 sự kiện tiêu biểu để tổ chức hoạt động bình chọn với sự tham gia của đại diện phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, nhằm lựa chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu nhất trong năm 2022 trên các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Báo Văn hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trong năm. (Ảnh: BVHTTDL)

Danh sách 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022 sẽ được Ban tổ chức công bố sau khi tổng hợp kết quả bình chọn từ hai hình thức trực tiếp và online.

Theo đó, ngoài cuộc bình chọn trực tiếp dành cho phóng viên báo chí tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 6/12, người dân quan tâm có thể tham gia bình chọn tại các kênh thông tin bình chọn trực tuyến trên Báo Văn hóa, Cổng thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Báo Điện tử Tổ quốc. Thời gian bình chọn kéo dài đến 17h ngày 9/12.

Kết quả bình chọn trực tuyến chiếm tỷ lệ 30% trong tổng số kết quả chung của hai hình thức.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Tổng biên tập báo Văn hóa Phan Thanh Nam cho hay sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều hoạt động, sự kiện trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình bị huỷ bỏ, đình trệ. Hoạt động bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cũng tạm thời gián đoạn.

“Năm 2022, nhằm tiếp nối hoạt động thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Báo Văn hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trong năm,” ông Phan Thanh Nam phát biểu tại họp báo.

Danh sách 15 sự kiện được giới thiệu và bình chọn:

1. Triển khai thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021

2. Quốc hội Thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi) năm 2022

3. Đàm phán thành công việc hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

4. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

5. Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI

6. Hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch kỷ niệm năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào

7. Di sản tư liệu “Bia ma nhai Ngũ Hành Sơn” và “Hệ thống văn bản làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)” được ghi vào Danh mục di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

8. Tổ chức và thi đấu thành công tại SEA Games 31

9. Lần đầu tiên Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự World Cup 2023.

10. Đại hội Thể dục Thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX

11. Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam thi đấu vượt chỉ tiêu tại ASEAN Para Games 2022.

12. Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3/2022.

13. Du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ, đạt 110 triệu lượt khách năm 2022.

13. Quảng bá, xúc tiến du lịch qua Lễ hội Du lịch-Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc.

15. Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) năm 2022.

Theo Minh Thu (Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.