Hồi hương ấn vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Trần Đình Thành, Cục phó Cục Di sản văn hoá cho hay việc đàm phán thành công để hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trong một thời gian ngắn như vậy là một thành tựu nổi bật của ngành.

Trải qua nhiều giai đoạn, các nhà quản lý và chuyên gia di sản đã đạt được mục tiêu đàm phán thành công, như một cách để cất lên tiếng nói của Việt Nam với bạn bè quốc tế. (Ảnh: BVHTTDL)
Trải qua nhiều giai đoạn, các nhà quản lý và chuyên gia di sản đã đạt được mục tiêu đàm phán thành công, như một cách để cất lên tiếng nói của Việt Nam với bạn bè quốc tế. (Ảnh: BVHTTDL)



Việc hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là một trong những hoạt động nổi bật trong năm 2022 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Đó là thông tin đưa ra tại cuộc họp báo bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022 do Báo Văn hoá (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức ngày 6/12.

“Trải qua nhiều giai đoạn, các nhà quản lý và chuyên gia di sản đã đạt được mục tiêu đàm phán thành công, như một cách để cất lên tiếng nói của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Dù ấn vàng chưa trở về Việt Nam trong năm nay thì sự kiện này cũng rất xứng đáng đưa vào danh sách bình chọn,” ông Trần Đình Thành, Cục phó Cục Di sản văn hoá khẳng định.

Trước đó, Ban tổ chức đã gửi công văn đề nghị đề cử các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình tiêu biểu trong năm 2022 đến các đơn vị thuộc bộ, các sở văn hóa, thể thao và du lịch trong nước cũng như các tổ chức liên quan: Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Ủy ban Olympic Việt Nam...

Kết thúc thời gian đề cử, Ban tổ chức đã nhận được công văn của 55 đơn vị với 111 sự kiện của các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch, gia đình được đề cử.

Từ kết quả này, Ban tổ chức đã tổng hợp, tham vấn ý kiến các đơn vị liên quan, báo cáo lãnh đạo bộ và lựa chọn 15 sự kiện tiêu biểu để tổ chức hoạt động bình chọn với sự tham gia của đại diện phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, nhằm lựa chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu nhất trong năm 2022 trên các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Báo Văn hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trong năm. (Ảnh: BVHTTDL)

Danh sách 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022 sẽ được Ban tổ chức công bố sau khi tổng hợp kết quả bình chọn từ hai hình thức trực tiếp và online.

Theo đó, ngoài cuộc bình chọn trực tiếp dành cho phóng viên báo chí tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 6/12, người dân quan tâm có thể tham gia bình chọn tại các kênh thông tin bình chọn trực tuyến trên Báo Văn hóa, Cổng thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Báo Điện tử Tổ quốc. Thời gian bình chọn kéo dài đến 17h ngày 9/12.

Kết quả bình chọn trực tuyến chiếm tỷ lệ 30% trong tổng số kết quả chung của hai hình thức.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Tổng biên tập báo Văn hóa Phan Thanh Nam cho hay sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều hoạt động, sự kiện trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình bị huỷ bỏ, đình trệ. Hoạt động bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cũng tạm thời gián đoạn.

“Năm 2022, nhằm tiếp nối hoạt động thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Báo Văn hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trong năm,” ông Phan Thanh Nam phát biểu tại họp báo.

Danh sách 15 sự kiện được giới thiệu và bình chọn:

1. Triển khai thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021

2. Quốc hội Thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi) năm 2022

3. Đàm phán thành công việc hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

4. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

5. Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI

6. Hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch kỷ niệm năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào

7. Di sản tư liệu “Bia ma nhai Ngũ Hành Sơn” và “Hệ thống văn bản làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)” được ghi vào Danh mục di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

8. Tổ chức và thi đấu thành công tại SEA Games 31

9. Lần đầu tiên Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự World Cup 2023.

10. Đại hội Thể dục Thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX

11. Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam thi đấu vượt chỉ tiêu tại ASEAN Para Games 2022.

12. Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3/2022.

13. Du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ, đạt 110 triệu lượt khách năm 2022.

13. Quảng bá, xúc tiến du lịch qua Lễ hội Du lịch-Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc.

15. Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) năm 2022.

Theo Minh Thu (Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.