Ấn vàng triều Nguyễn: Đề nghị Bộ Ngoại giao làm việc với hãng đấu giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, làm việc trực tiếp với hãng đấu giá MILLON liên quan việc đấu giá ấn vàng triều Nguyễn.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch gởi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao làm việc với hãng đấu giá MILLON liên quan đến hai cổ vật triều Nguyễn chuẩn bị đấu giá. Ảnh: H.V.M
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch gởi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao làm việc với hãng đấu giá MILLON liên quan đến hai cổ vật triều Nguyễn chuẩn bị đấu giá. Ảnh: H.V.M
Trao đổi với phóng viên Lao Động liên quan đến vụ đấu giá ấn Hoàng đế chi bảo và bát vàng thời Khải Định, ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết: Ngay khi nhận được thông tin, Bộ đã gửi công văn cho Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp kịp thời làm việc trực tiếp với hãng đấu giá MILLON để xác minh rõ thông tin liên quan về việc đấu giá 2 cổ vật trên.

Bát vàng thời Khải Định, một trong hai cổ vật Việt Nam được MILLON cho đấu giá lần này. Ảnh từ trang MILLON
Bát vàng thời Khải Định, một trong hai cổ vật Việt Nam được MILLON cho đấu giá lần này. Ảnh từ trang MILLON
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Ngoại giao tìm hiểu khả năng Việt Nam có thể đàm phán mua không qua đấu giá hay không.
Thứ 2, đề nghị Đại sứ quán sớm trao đổi đàm phán khả năng ngừng đấu giá hai đồ vật trên, Việt Nam có thể thỏa thuận mua trực tiếp không qua đấu giá.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán tìm hiểu phương án phù hợp nhất vì nó liên quan tới pháp luật sở tại ở Pháp.
“Chúng tôi rất mong muốn hồi hương được hai cổ vật trên, bởi ấn Hoàng đế chi bảo đã được cựu hoàng Bảo Đại trao cho chính phủ cách mạng năm 1945, nhưng sau đó nó bị thất lạc. Tuy nhiên ngay lúc này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ có thể làm đến thế”, ông Hoàng Đạo Cương nói.
Theo ông Hoàng Đạo Cương, cũng như câu chuyện về cuộc đấu giáo chiếc mũ quan triều Nguyễn và áo Nhật Bình hồi tháng 10.2021, nếu bây giờ chúng ta huy động được nguồn xã hội hóa thì khả năng đưa được cổ vật quý báu đó về Việt Nam là rất cao.
Theo Tường Minh - Mai Hương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Nối dài hành trình của tà áo dài

Nối dài hành trình của tà áo dài

(GLO)- Chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phát động khiến cho hàng ngàn chiếc áo dài được nối dài hành trình, tiếp tục viết nên những câu chuyện san sẻ đầy tình người.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.