Đức Cơ: Truyền thông ngăn ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 18-9, chi hội phụ nữ làng Yit Tú (xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Tham gia buổi sinh hoạt có trên 100 hội viên phụ nữ, thanh thiếu niên trong xã.

Thanh thiếu niên tham gia trả lời các câu hỏi liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Minh Châu
Thanh thiếu niên tham gia trả lời các câu hỏi liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Minh Châu

Buổi sinh hoạt được tổ chức theo hình thức hỏi đáp để người dân và thanh thiếu niên nói lên những hiểu biết của mình về các nội dung liên quan. Ngoài ra, cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã tập trung nói đến những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống như sinh con dễ mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe, tỷ lệ tử vong sơ sinh cao…

Đặc biệt, có đến 50% trẻ em sinh ra từ hôn nhân cận huyết mang gen bệnh tan máu bẩm sinh di truyền Thalassemia. Bệnh này chưa có phương pháp chữa khỏi và người bệnh phải điều trị suốt đời với chi phí rất tốn kém.

Buổi sinh hoạt còn giúp bà con nhận diện, hòa giải kịp thời những mâu thuẫn, xích mích xảy ra trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cần bãi bỏ các tập tục lạc hậu, giúp nhau phát triển kinh tế thông qua các mô hình, câu lạc bộ để nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần ngăn ngừa nạn tự tử xảy ra.

Tại buổi sinh hoạt, Hội LHPN xã Ia Din đã tặng 19 suất quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

MINH CHÂU

 

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.