Pleiku: Người trồng hoa "chạy đua" với thời tiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng vườn hoa lay ơn trên địa bàn xã Trà Đa và An Phú (TP. Pleiku) đang có dấu hiệu trổ bông chậm. Vì vậy, các nhà vườn đang phải dốc sức chăm sóc, chủ động điều chỉnh lịch tưới phù hợp để cây kịp trổ bông cung cấp cho thương lái đưa ra thị trường.
Vụ hoa Tết năm nay, vợ chồng chị Đặng Thị Quý (thôn 1, xã Trà Đa) trồng 2 sào lay ơn. Vợ chồng chị đã hẹn sẽ cắt hoa giao cho bạn hàng trong khoảng từ ngày 20 đến 25 tháng Chạp. Thế nhưng, cho tới thời điểm này, đa phần diện tích lay ơn có dấu hiệu trổ bông muộn, buộc vợ chồng chị phải điều chỉnh lượng nước tưới để kích cây trổ bông. “Thời điểm này hàng năm, hơn 2/3 lượng hoa lay ơn trong vườn đã được xuất sỉ đi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Nhưng mùa hoa Tết năm nay, lay ơn trổ bông muộn nên tôi đang lo không gom đủ lượng hoa giao cho bạn hàng theo hẹn”-chị Quý chia sẻ.  
 Gia đình chị Đặng Thị Quý (thôn 1, xã Trà Đa) chủ động điều chỉnh lịch tưới để lay ơn kịp trổ bông bán dịp Tết. Ảnh: S.C
Gia đình chị Đặng Thị Quý (thôn 1, xã Trà Đa) chủ động điều chỉnh lịch tưới để lay ơn kịp trổ bông bán dịp Tết. Ảnh: S.C
Tương tự, mấy ngày qua, anh Trần Minh Trung (thôn 1, xã Trà Đa) đã chủ động điều chỉnh lịch tưới cho 2 sào lay ơn trước nhà để cây kịp trổ bông bán dịp Tết. Anh Trung cho biết, thời điểm này năm ngoái, anh đã xuất sỉ hơn 10 ngàn cây lay ơn đi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; những ngày cận Tết thì xuất bán 7-8 ngàn cây đi Bình Định và các địa phương lân cận. Sau khi trừ chi phí đầu tư, anh Trung lãi hơn 20 triệu đồng/sào. “Năm nay, vườn nhà tôi dự kiến thu được 25 ngàn cây lay ơn. Tuy nhiên, phải đến ngày 20 Âm lịch trở đi thì mới biết giá bán, lượng hoa thu mua từ thương lái. Tôi cũng không biết hoa có kịp trổ bông để bán Tết không nữa”-anh Trung lo lắng.  
Trong vòng 10 năm trở lại đây, xã Trà Đa là địa bàn cung cấp hoa lay ơn lớn nhất trong dịp Tết ở TP. Pleiku. Mùa hoa Tết năm nay, xã có khoảng 17 ha lay ơn của 57 hộ, hầu hết tập trung tại thôn 1 và thôn 5. Mặc dù là hoa thời vụ, giá cả lên xuống tùy năm nhưng nhìn chung, nguồn lợi nhuận từ hoa lay ơn mang lại cho người trồng khá tốt. Do vậy, rất nhiều nhà vườn duy trì trồng hoa lay ơn để bán dịp Tết. Ông Bùi Văn Phúc-Phó Chủ tịch UBND xã Trà Đa-cho hay: “Lượng hoa lay ơn xã Trà Đa cung cấp ra thị trường dịp Tết rất lớn, hầu hết được xuất sỉ đi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có 4 nhà đông lạnh để đáp ứng nhu cầu trữ hoa, trữ giống. Trong đó, có 3 nhà đông lạnh do xã hỗ trợ nông dân thôn 1, thôn 5 thông qua chương trình khuyến nông, xây dựng nông thôn mới”.
Vụ hoa Tết năm nay, nông dân xã An Phú cũng trồng khoảng 15 ha lay ơn. Chị Nguyễn Thị Xuân Nương (thôn 4, xã An Phú) cho biết: Gia đình chị đã bỏ ra 15 triệu đồng mua giống lay ơn ngoại và lay ơn thường từ Đà Lạt về trồng trên diện tích 1 sào. Bên cạnh đó, chị chủ động trồng xen thêm cúc vàng, cúc đỏ để cắt cành bán lẻ nhằm tăng thu nhập. “Khác với một số loại hoa khác, lay ơn rất được chuộng để chưng ngày Tết, giá cả lại vừa tầm. Mọi năm, từ ngày 26 tháng Chạp, tôi thường bán sỉ lay ơn cho bạn hàng xuất đi Bình Định, Nha Trang, Huế với giá từ 2 ngàn đồng đến 5 ngàn đồng/cây”-chị Nương bộc bạch. Cũng theo chị Nương, do thời tiết năm nay thay đổi khác thường nên lay ơn chậm trổ bông. Hiện các nhà vườn đang tích cực điều chỉnh lịch tưới để kích hoa trổ bông kịp bán Tết.
Theo sát diễn biến thị trường hoa Tết năm nay, ông Nguyễn Văn My-Chủ nhiệm Nông hội rau hoa thôn 4 (xã An Phú) nhận định: “Với tình hình thời tiết hiện nay, dự báo hoa lay ơn sẽ nở rộ sát Tết nên khả năng lượng hoa xuất bán cho các xe đông lạnh sẽ giảm mạnh so với mọi năm. Những năm trước, ước tính lượng hoa Tết của xã An Phú tiêu thụ nội tỉnh chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là bỏ sỉ cho xe đông lạnh đưa đi các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Nếu hoa không trổ bông kịp, nhiều khả năng bà con phải tìm cách bán lẻ ở thị trường thành phố hoặc các huyện trong tỉnh”.
 SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.