Pleiku nâng tầm sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, TP. Pleiku đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh, trong đó, chú trọng đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Theo bà Phan Thị Thu Trang-Phó trưởng Phòng Kinh tế TP. Pleiku: Thời gian qua, thành phố đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và các đơn vị liên quan phối hợp với UBND các xã, phường khảo sát, tư vấn, hướng dẫn và vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân mạnh dạn tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ các hộ về kỹ thuật sản xuất, chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao; thiết kế nhãn hiệu, xây dựng các website bán hàng điện tử, hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết, góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, 3 sản phẩm làm từ yến của Công ty cổ phần phát triển Yến Xuân Cao Nguyên đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: Bá Bính

Hiện nay, 3 sản phẩm làm từ yến của Công ty cổ phần phát triển Yến Xuân Cao Nguyên đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: Bá Bính

Sau hơn 1 năm nghiên cứu và chế biến sản phẩm trà tía tô, Cơ sở sản xuất trà thảo mộc Trường Phú (thôn 5, xã An Phú) đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm này. Ông Nguyễn Vũ Phú Trường-chủ cơ sở cho biết: Sản phẩm trà tía tô được cơ sở sản xuất từ giữa năm 2023 và đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Để có được kết quả này, cơ sở đã liên kết với 5 hộ trồng tía tô tại thôn 5 với diện tích hơn 5 sào theo hướng VietGAP để đảm bảo nguyên liệu sạch, an toàn. Cùng với đó, cơ sở đã tích cực tham gia các hội chợ, buổi giới thiệu sản phẩm nông thôn đặc trưng do các ngành chức năng của thành phố tổ chức và thông qua các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và Zalo để quảng bá và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. “An Phú là vùng đất chuyên canh tác các loại rau, củ, quả của thành phố. Do đó, cơ sở muốn phát triển các loại trà, trong đó, có trà tía tô để góp phần tạo đầu ra cho nông sản của các hộ nông dân trên địa bàn. Trong thời gian tới, cơ sở sẽ tiếp tục tăng cường quảng bá để tạo thương hiệu và mở rộng đầu ra cho sản phẩm trà tía tô. Cùng với đó, sẽ mở rộng quy mô liên kết để đảm bảo ổn định đầu ra nông sản cho nông dân”-anh Trường cho hay.

Tương tự, bà Trần Thị Lợi-Giám đốc Công ty cổ phần phát triển Yến Xuân Cao Nguyên (phường Phù Đổng) cho biết: Công ty bắt đầu nuôi chim yến từ năm 2017. Ban đầu, chỉ thu hoạch và bán yến thô. Thời gian gần đây, Công ty chú ý hơn đến việc chế biến tổ yến chất lượng cao và tạo thương hiệu cho sản phẩm. Hiện nay, Công ty có 3 dòng sản phẩm làm từ yến đã được công nhận đạt chứng chỉ OCOP 3 sao gồm: yến thô, yến tinh chế, yến chưng. “Thời gian tới, bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống, Công ty sẽ tiếp tục phát triển thị trường qua các kênh thương mại điện tử như shopee, lazada, các sàn thương mại điện tử cũng như là các trên trang trang web, fanpage của Công ty. Bên cạnh đó, sẽ tập trung các giải pháp nâng tầm chất lượng sản phẩm để đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao”-bà Lợi cho hay.

Hiện nay, sản phẩm trà tía tô của Cơ sở sản xuất trà thảo mộc Trường Phú đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: Nhật Hào

Hiện nay, sản phẩm trà tía tô của Cơ sở sản xuất trà thảo mộc Trường Phú đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: Nhật Hào

Nhờ đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, Chương trình OCOP triển khai trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm OCOP của TP. Pleiku có sự nâng cao về chất lượng và bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường. Tính từ năm 2019 đến nay, thành phố đã có 47 sản phẩm OCOP được đánh giá từ 3 sao trở lên. Mới đây, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố đã tổ chức đánh giá, phân hạng 28 sản phẩm OCOP năm 2023, qua đó có 7 sản phẩm đủ điều kiện đề nghị tỉnh đánh giá công nhận sản phẩm OCOP 4 sao và 18 sản phẩm được UBND thành phố công nhận và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.

“Hiện nay, TP. Pleiku đang tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển các sản phẩm OCOP để khơi dậy tiềm năng, lợi thế nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập. Trong đó, thành phố tập trung hướng dẫn cho nông dân kiến thức, kỹ thuật, quy trình trồng, chăm sóc các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao để tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, sẽ hướng tới canh tác theo các tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… để thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người dân”-Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP. Pleiku thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.