Phục hồi quan tài của Vua Tutankhamun lần đầu tiên trong gần 100 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đây là chiếc quan tài lớn nhất và cũng là duy nhất còn lại trong lăng mộ của nhà vua trẻ tuổi ở Luxor, sau khi hai chiếc nhỏ hơn đã được chuyển tới Bảo tàng Ai Cập tại thủ đô Cairo năm 1922.

(Nguồn: aljazeera.com).
(Nguồn: aljazeera.com).



Giới chức Ai Cập bắt đầu quá trình phục hồi chiếc quan tài lớn nhất trong bộ ba quan tài của Vua Tutankhamun lần đầu tiên trong gần một trăm năm qua, sau khi chiếc quan tài này được chuyển tới Đại Bảo tàng Ai Cập.

Đây là chiếc quan tài lớn nhất và cũng là duy nhất còn lại trong lăng mộ của nhà vua trẻ tuổi ở Luxor, sau khi hai chiếc nhỏ hơn đã được chuyển tới Bảo tàng Ai Cập tại thủ đô Cairo năm 1922.

Người đứng đầu bộ phận phục hồi cổ vật tại Đại Bảo tàng Ai Cập Eissa Zidan cho biết chiếc quan tài này bắt đầu xuất hiện những vết nứt trên các lớp mạ vàng bên ngoài. Công tác phục hồi sẽ cần ít nhất 8 tháng và báo cáo tổng thể về tình trạng đã được hoàn thiện trước khi nó được chuyển tới Đại bảo tàng Ai Cập.

Trong khi đó, Giám đốc Cổ vật tại Đại bảo tàng Ai Cập Al-Tayeb Abbas thông báo chiếc quan tài này sẽ được trưng bày tại Đại bảo tàng Ai Cập sau khi phục hồi, cùng với bộ sưu tập kho báu của Vua Tutankhamun, trong đó có hai chiếc quan tài nhỏ hơn hiện vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo.

Như vậy, khi Đại bảo tàng Ai Cập được mở cửa vào năm 2020, bộ ba chiếc quan tài của Vua Tutankhamun sẽ lần đầu tiên được trưng bày cùng nhau.

Chiếc nhỏ nhất trong bộ ba quan tài này làm bằng vàng ròng, trong khi hai chiếc còn lại làm bằng gỗ và được dát vàng.

Vua Tutankhamun là một vị pharaoh Ai Cập thuộc Vương triều thứ 18 và qua đời năm 1323 trước Công nguyên. Lăng mộ của ông được tìm thấy ở Thung lũng các vị Vua ở Luxor lần đầu tiên vào năm 1922 và được một nhóm các chuyên gia, đứng đầu là Howard Carter, một nhà khảo cổ học người Anh khai quật.

Đây được xem là một trong những lăng mộ hoành tráng hàng đầu thời Ai Cập cổ đại và cũng ẩn chứa nhiều bí ẩn ly kỳ nhất.

Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.