Nghĩ suy trong mùa lễ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau là mùa “ăn năm uống tháng”, “mùa nghỉ ngơi” (theo tiếng Bahnar), trước khi chuẩn bị một mùa rẫy mới. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất trong các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai là lễ bỏ mả, lễ đâm trâu, lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui.

Mấy chục năm trước, nhân tìm hiểu viết bài về nhân vật Kpui Blang, người xã đội trưởng gắn liền với tên tuổi người thiếu niên chí anh hùng Kpă Klơng nổi tiếng tài bắn xâu táo: 3 viên đạn giết 5 tên địch, tôi được nghe và chứng kiến lễ mừng lúa mới của người Jrai ở huyện Chư Prông.

Lễ hội độc đáo, đặc sắc, giàu bản sắc dân tộc và giá trị phải có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ và phát huy trong cuộc sống hôm nay là điều đương nhiên, không phải bàn cãi gì thêm. Tuy nhiên, mặt trái mùa lễ hội cũng phải tính đến, trong khi hiện nay, nhiều lễ hội trở nên biến tướng, gây khó chịu, thậm chí gây nhức nhối xã hội.

Sự biến tướng, mặt trái đáng lo ngại thể hiện rõ nhất là hình thức lễ lạt tốn kém, rườm rà, lại còn gây bất kính, bất nhã; nếp sống văn minh tại di tích, danh thắng và đặc biệt là khi tham gia lễ hội của một bộ phận người dân còn hạn chế; hành vi vi phạm, làm sai lệch hoặc hủy hoại và thất thoát cổ vật, hiện vật ở di tích vẫn phổ biến; ô nhiễm môi trường thường xuyên xảy ra ở các di tích, danh thắng và trong các lễ hội; công tác tuyên truyền, quảng bá di tích, danh thắng và lễ hội chưa được chú trọng đầy đủ…

Từ đầu mùa lễ hội năm nay, trên báo chí, truyền thông, mặt trái, cái xấu của nhiều lễ hội trên cả nước đã được chỉ ra, nhất là mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, lợi dụng bài bạc, hành vi phản cảm và thất thố trước thánh thần, trời phật, tốn kém, trộm cắp lợi dụng…

123.jpg
Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Một điều đáng lo khác mà từ những năm 90 của thế kỷ trước, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Văn Doanh đã cảnh báo, đó là tình trạng cồng chiêng bị đem bán, các lễ hội cổ truyền mất đi, trong đó có lễ bỏ mả. Hiện nay, dù đã nhiều biến đổi theo xu thế thời cuộc nhưng dễ thấy nhất mặt trái của mùa ning nơng Tây Nguyên là sự quá đà, lãng phí, tốn kém thời gian, tiền bạc, công sức, sức khỏe, ô nhiễm môi trường...

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và phát triển đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều lễ hội của đất nước, của Gia Lai được khai thác, phát huy rất tốt trong cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng nên lưu tâm đầy đủ. Vì vậy, phát huy mặt tốt, hạn chế mặt xấu trong hệ thống lễ hội của mỗi dân tộc cũng phải tính đến trong công tác quản lý nhà nước.

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), cùng với quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, sự biến đổi của lễ hội truyền thống cũng như xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sự kiện mới là tất yếu khách quan trong đời sống văn hóa hiện nay. Vì thế, không nên có quan điểm cứng nhắc, lấy các nguyên tắc tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho việc tổ chức các lễ hội, tổ chức các sự kiện hiện đại, song cũng cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội.

Về giải pháp, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn đề xuất tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29-8-2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản khác liên quan. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội. Chú trọng và đề cao vai trò của cộng đồng, vai trò của hương ước, quy ước trong tổ chức, quản lý các lễ hội truyền thống, xây dựng mô hình phù hợp với từng địa phương.

Sau khi gấp rút xây dựng thì nhanh chóng áp dụng bộ quy tắc ứng xử văn hóa ở các lễ hội đi đôi với tăng cường kiểm tra, xử lý, điều chỉnh phù hợp. Tạo dựng dư luận mạnh mẽ nhằm phổ biến và bảo vệ quy tắc ứng xử, để người vi phạm không còn tái phạm, người có nguy cơ vi phạm tránh xa hành vi có thể dẫn đến sai trái, lầm lỗi đáng tiếc.

Cũng nên nhắc lại, ngay sau Tết Ất Tỵ 2025, ngày 4-2, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương không để tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc; tăng cường tấn công trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, tội phạm lợi dụng lễ hội để hoạt động, không để tội phạm hoạt động phức tạp trở lại sau Tết Nguyên đán.

Ngay sau đó, ngày 10-2, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025. Trong đó nhấn mạnh việc tăng cường công tác quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn xã hội, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi.

Tiếp đến, ngày 12-2, UBND tỉnh có Công văn số 310/UBND-KGVX về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động sau Tết Nguyên đán và lễ hội xuân năm 2025.

Tinh thần chỉ đạo thông qua các hội nghị, văn bản nêu trên chỉ có thể phát huy hiệu quả, đưa lễ hội trở về với giá trị tốt đẹp vốn có khi các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, đặc biệt là chủ thể lễ hội-Nhân dân các dân tộc thấm nhuần và tự giác thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.