Từ khóa: Lễ bỏ mả

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Xoang đám ma của người Bahnar

Xoang đám ma của người Bahnar

(GLO)- Nói đến xoang Tây Nguyên, một số người sẽ liên tưởng đến việc nhiều người cùng nắm tay tạo thành vòng tròn, nhún nhảy theo nhịp chiêng, hòa trong không khí vui tươi, nhộn nhịp. Tuy nhiên, người Bahnar còn có xoang đám ma với mục đích chia buồn với gia đình có người qua đời.
Lễ Et kơ mai của đồng bào Bahnar

Lễ Et kơ mai của đồng bào Bahnar

(GLO)- Với đồng bào dân tộc Bahnar ở Gia Lai, lễ Et kơ mai (cắt đứt duyên phận với người đã khuất) có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những trường hợp có vợ hoặc chồng chết đi, khi chưa làm lễ Et kơ mai mà đã có người “ưng ý” để đi bước nữa thì sẽ bị con cái oán trách, cộng đồng lên án; họ hàng quay lưng, xem như người xa lạ.
Tượng mồ

Tượng mồ

(GLO)- Hồi mới lên Tây Nguyên, về bất cứ làng nào, tôi cũng bắt gặp những không gian tượng mồ huyền hoặc, hư ảo. Những bức tượng gỗ thô mộc mà kỳ bí, lại được gắn trong một không gian phảng phất nét mơ hồ âm bản cuối chiều tà. Nó ma mị lôi cuốn. Nó mê hoặc quyến rũ lạ kỳ.
Quan tâm tôn tạo phần mộ các anh hùng liệt sĩ

Quan tâm tôn tạo phần mộ các anh hùng liệt sĩ

(GLO)- Đồng bào dân tộc Jrai có tập tục làm lễ bỏ mả (pơ thi) để giải phóng cho người sống khỏi mọi ràng buộc với người chết. Riêng đối với các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), sau khi làm lễ bỏ mả, bà con vẫn thường xuyên lui tới chăm sóc, tỏ lòng ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ dân làng, quê hương, Tổ quốc.
Trải nghiệm lễ bỏ mả của người Jrai

Trải nghiệm lễ bỏ mả của người Jrai

(GLO)- Lễ bỏ mả của người Jrai ở vùng hạ lưu sông Ba được tổ chức với quy mô lớn và hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống nhất so với các lễ hội khác. Vì vậy, khi những thanh âm cồng chiêng vang xa “9 suối 10 đồi“ trong mùa lễ hội ở vùng đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai) thì đó như lời mời gọi thôi thúc mọi người tìm về, để được hòa mình vào một đêm say, được sống trọn vẹn với vô vàn cung bậc cảm xúc trong không gian hội hè của “Tháng ba Tây Nguyên“.
Những điều ít biết về lễ tang Pơtao Ya

Những điều ít biết về lễ tang Pơtao Ya

(GLO)- Khi Vua Nước (Pơtao Ya) tắt thở, trước tiên người ta đặt thi hài Vua lên một cái giàn rồi đốt lửa hun trong suốt 7 ngày 7 đêm. Trong thời gian này, các làng liên tục mổ trâu, giết heo để cúng và ăn uống. Tiếp theo, người ta sẽ lấy các bộ phận của cơ thể Vua gồm tim, tóc, móng chân, móng tay cho vào một chiếc ghè quý đem treo lên nóc nhà mồ, còn tro thì đào hố chôn ngay phía dưới. Các đồ dùng của Vua lúc còn sống cũng được chôn theo.
"Mơnhum blan" của người Jrai

"Mơnhum blan" của người Jrai

(GLO)- Trong đời sống tâm linh của người Jrai, người sống và người đã khuất vẫn có mối dây gắn kết cho đến khi làm lễ bỏ mả (pơthi). Suốt thời gian đó, hàng tháng, gia đình vẫn đến dọn dẹp và đem cơm rượu “ăn“ cùng hồn ma người đã khuất. Người Jrai gọi đó là “mơnhum blan“, nghĩa là cúng nhà mả.