Tục khóc kể của người Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Người Tây Nguyên quan niệm: Sau khi chết, hồn ma vẫn lưu luyến người thân. Người chết và người sống vẫn có mối quan hệ thân gần ràng rịt trong một thời gian khá dài, trừ những người chết xấu không được chôn chung trong nghĩa địa làng, không được nuôi hồn và bị lãng quên.
Khi trong làng có người chết, việc khó nhọc nhất là ra bìa suối cạnh nghĩa địa làng tìm hạ những cây gỗ lớn, chặt khúc vừa tầm với chiều cao của người lớn. Khúc gỗ tròn ấy được lăn tới nghĩa địa. Tiếp theo dùng rìu đục bộng thành cái quan tài lớn nguyên cả thân cây.
Người chết được bó trong tấm đan bằng lá hoặc cho vào cũi khiêng ra nhà mả. Cái quan tài lớn được chôn cạn, nửa chìm nửa nổi, trên có nắp cũng là một khúc gỗ vạc mỏng, đục sẵn các lỗ uống, lỗ thở. Người chết đầu tiên được bỏ vào cái quan tài độc mộc rộng rênh ấy. Người Tây Nguyên có lối sống cộng đồng gắn kết gần gũi đầm ấm, đến chết họ cũng không muốn xa nhau.
Ngôi mộ lớn được lợp mái, rào quanh như một căn nhà nhỏ thân thương ấm cúng. Họ quan niệm hồn ma vẫn cư ngụ ở đó, vẫn có mọi nhu cầu như người sống, vẫn cần ăn uống, tâm tư trò chuyện. Hàng ngày, người thân dù bận đến đâu cũng dành thời gian mang đồ ăn thức uống ra nhà mả nuôi hồn.
Lễ bỏ mả của người Bahnar ở huyện Kông Chro. Ảnh: Hoàng Ngọc
Lễ bỏ mả của người Bahnar ở huyện Kông Chro. Ảnh: Hoàng Ngọc
Chiều chiều, khi ánh tà dương đã dần mờ nhạt, khoảnh khắc đất trời chớm ngày sang đêm, giữa rừng thâm u cô quạnh thấp thoáng một dáng phụ nữ gùi nắm cơm, bầu nước, ống rượu lầm lũi về bên nhà mả. Lau chùi quét dọn xong thì để gói cơm ra, đổ rượu và nước vào lỗ uống trên nắp quan tài, người đàn bà ngồi hồi tưởng thương nhớ người quá cố và khóc kể thảm thiết. Những tiếng khóc có làn điệu thê lương nhưng không ra nước mắt. Đó thực sự là những lời tâm sự ruột gan nhất, chân tình nhất. Không như người Kinh có bài khấn, có văn ai thuộc sẵn, người Tây Nguyên khóc kể theo tấm lòng tâm trạng, mỗi ngày khóc mỗi kiểu, mỗi ngày khóc một bài mang tính ngẫu hứng. Đó là những lời thương yêu nhớ nhung, có lúc nói về gia đình, về việc làng, về con cháu. Có lúc kể về nỗi buồn cô quạnh u uất. Có lúc hẹn thề chuyện gì đó… Cả năm như vậy. Ban ngày gặp vui kể vui, gặp buồn kể buồn! Họ tin những lời khóc kể hồn ma đều lắng nghe hết mà cập nhật được chuyện đời, không bị cô đơn tủi phận.
Chỉ đến khi làng tổ chức bỏ mả gọi là lễ hội pơ thi, hồn ma mới vĩnh viễn xa người sống về cõi mang lung, nơi thế giới lộn ngược của các atâu. Pơ thi là cuộc vui cuối cùng dành cho cả người sống và hồn ma để đoạn tuyệt mãi mãi.
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.