Độc đáo Lễ bỏ mả của đồng bào Raglai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ bỏ mả - nghi lễ quan trọng trong đời sống tinh thần của tộc người Raglai thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người sống đối với người đã khuất.
 

Lễ vật được chuẩn bị một cách chu đáo, gồm ka-go (mô hình thuyền), rượu cần, đầu heo, một con bò hoặc con trâu, gà, vịt và những thổ sản để cúng trong 3 ngày.
Lễ vật được chuẩn bị một cách chu đáo, gồm ka-go (mô hình thuyền), rượu cần, đầu heo, một con bò hoặc con trâu, gà, vịt và những thổ sản để cúng trong 3 ngày.

Lễ bỏ mả được tổ chức với mục đích như một nghi lễ mãn tang, thể hiện tình cảm của người còn sống đối với người đã khuất.   

Người Raglai có cuộc sống mang tính cộng đồng, nên trong nghi lễ bỏ mả phải tập trung đầy đủ những người trong làng cùng tham dự để cùng chia tay người đã khuất. Lễ bỏ mả thường được tổ chức sau một năm hoặc hai năm khi người thân qua đời.

Trong các nghi lễ bỏ mả tập trung nhiều loại hình nghệ thuật như: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, trình diễn... với mục đích tiễn đưa người chết về “thế giới bên kia”. Đồng thời “giải thoát” hoàn toàn mọi sự ràng buộc của người sống đối với người chết. Với những giá trị nổi bật đó, năm 2012, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

 

Cây “gậy thần” (gai toah ) được làm từ ngày có người chết, lại đem ra sử dụng trong ngày cúng thứ 2.
Cây “gậy thần” (gai toah ) được làm từ ngày có người chết, lại đem ra sử dụng trong ngày cúng thứ 2.
Lễ vật đều do những người trong tộc chuẩn bị.
Lễ vật đều do những người trong tộc chuẩn bị.
Ka-go (mô hình thuyền) đặt trên sạp để cúng với những lễ vật trong ngày đầu: cơm, hạt nổ, bánh trái, gà, trầu cau, rượu…
Ka-go (mô hình thuyền) đặt trên sạp để cúng với những lễ vật trong ngày đầu: cơm, hạt nổ, bánh trái, gà, trầu cau, rượu…
Sau đó, đoàn người Raglai sẽ bộ hành đến khu vực tháp Chăm để báo với thần linh người Chăm đã đưa người chết về và tổ chức xong lễ bỏ mả.
Sau đó, đoàn người Raglai sẽ bộ hành đến khu vực tháp Chăm để báo với thần linh người Chăm đã đưa người chết về và tổ chức xong lễ bỏ mả.

Lã Anh/Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.