Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.

Trước khi làm lễ bỏ mả, người Jrai tiến hành trang trí cho ngôi nhà mả (nhà mồ). Mọi hoạt động diễn ra tại khu nhà mồ gần như biểu hiện đầy đủ các yếu tố nghệ thuật liên quan đến hội họa, điêu khắc, chạm trổ được các nghệ nhân buôn làng thực hành một cách thuần thục. Trong đó, tạc tượng nhà mồ là việc luôn được chú trọng và không thể thiếu, bởi đó là việc vừa biểu hiện tâm tư, tình cảm của người sống đối với người đã mất, vừa làm đẹp cho ngôi nhà mồ; đồng thời thể hiện tài năng và sự khéo léo của nghệ nhân.

Người dân trình diễn cồng chiêng trong lễ bỏ mả. Ảnh: X.T

Người dân trình diễn cồng chiêng trong lễ bỏ mả. Ảnh: X.T

Tùy theo điều kiện từng gia đình có thể làm số lượng tượng nhiều hay ít, nhưng phải đảm bảo đủ các nhóm tượng: nhóm tượng thứ nhất thể hiện ý niệm sinh thành, sự tái sinh: người đàn bà khỏa thân khoe ngực trần, nam nữ khoe sinh thực khí, người đàn bà mang thai, người ôm mặt, người chống cằm...; nhóm tượng thứ hai mô tả đời sống sinh hoạt trần thế: người mẹ địu con, cô gái giã gạo, người đánh cồng chiêng, vòng xoang...; nhóm tượng thứ ba chỉ mang tính điểm xuyết, khắc họa các đồ dùng sinh hoạt, chim thú, hoa trái: quả bầu, nồi đồng, khỉ, ngà voi... Tất cả được gọt đẽo thô sơ với những nét phác họa giản đơn tạo nên những khoảng lồi lõm trên các bộ phận cơ thể làm cho hình mẫu gợi tả đến lạ kỳ.

Không dừng lại ở đó, các chi tiết hội họa trên mái nhà mồ hay tô vẽ trên mặt nạ hóa trang cho các pram hoặc những nét chạm khắc trên đường nóc nhà mồ cũng khiến người xem cảm phục. Không khuôn mẫu, không máy móc, mọi thứ như định sẵn trong đầu từ bố cục đến nội dung, chỉ với dụng cụ đơn giản nhưng chỉ trong chốc lát, các họa tiết trang trí hiện ra hết sức sống động với đầy đủ cảnh sinh hoạt, cây trái, chim muông. Với biểu cảm khoáng đạt, vừa trừu tượng vừa tả thực, tượng mồ cùng không gian kiến trúc nhà mồ đã tạo nên một bức tranh sinh động, đa sắc màu, thoạt nhìn trông thật đơn giản, dân dã, nhưng lại hàm chứa những giá trị sâu sắc, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của người Jrai trong đời sống.

Cồng chiêng giữ vai trò quan trọng trong lễ bỏ mả, thay con người giao tiếp với thần linh. Quanh ngôi nhà mồ, cuộc trình diễn cồng chiêng hầu như không lúc nào dứt, hết nhóm này đến nhóm khác, mọi người cứ thay nhau ăn uống, nhảy múa, khi hơi men rượu cần lan tỏa, tiếng cồng chiêng càng rộn ràng. Trong môi trường diễn xướng ấy, tiếng cồng chiêng lúc nào cũng vang vọng giữa đất trời như báo hiệu cho thần linh, cho mọi người biết hôm nay gia đình, dòng họ làm lễ bỏ mả để người chết về với thế giới của ông bà tổ tiên, để người chết được tái sinh, mời các đấng thần linh, mọi người đến chia sẻ, chung vui.

Các pram hóa trang đi quanh nhà mồ. Ảnh: X.T

Các pram hóa trang đi quanh nhà mồ. Ảnh: X.T

Tại buổi lễ, thời khắc náo nhiệt và sôi nổi nhất có lẽ là khi nhóm người múa hóa trang xuất hiện. Người Jrai gọi đó là pram. Bà con quan niệm rằng, pram là những hồn ma hiền bảo vệ cho người chết khỏi những ma ác hoặc là hiện thân của những người đã khuất trở về để chung vui với buôn làng. Nghệ thuật hóa trang của người Jrai khá đơn giản, họ dùng bùn đất bôi trét khắp mình, dùng lá chuối khô, cây rừng quấn quanh người làm sao để mọi người không nhận ra. Ấn tượng nhất là những họa tiết trên khuôn mặt các pram. Khuôn mặt được hóa trang bằng bùn đất, đôi lúc đeo thêm chiếc mặt nạ được làm từ các loại gỗ mềm hoặc những loại củ to có thể ôm cả khuôn mặt và được tô vẽ, đục khoét giản lược nhưng hết sức sinh động ấn tượng bởi cách tạo hình mang tính ước lệ cao.

Sau một lúc nhảy múa quanh khắp cả khu nhà mồ trước sự hoan hỉ của dân làng, các pram trở về với thực tại, nhưng rượu, lửa và vòng xoang vẫn cứ theo nhịp điệu của cồng chiêng mà trôi đi miên man vô tận. Hơn lúc nào hết, sự thăng hoa của nghệ nhân, của dân làng trong dịp lễ bỏ mả càng làm tôn thêm giá trị nghệ thuật truyền thống của người Jrai. Đó là cuộc trình diễn mang tính chất nghi lễ nhưng chứa đựng những giá trị hiện hữu trong đời sống thường ngày, đem lại cho con người những cung bậc cảm xúc khó tả, vừa hoang sơ, mộc mạc nhưng sâu lắng, vừa trầm buồn nhưng náo nhiệt, vừa trừu tượng những lại tả thực. Đó chính là giá trị cốt lõi bao trùm, trở thành dòng chảy vô hình thường trực trong mỗi con người Jrai.

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.