Phụ nữ làng Riêng góp phần gìn giữ văn hóa cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Với việc thành lập và đưa câu lạc bộ cồng chiêng nữ đi vào hoạt động, phụ nữ làng Riêng (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông) đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản cồng chiêng tại địa phương.

Đều đặn mỗi tuần 2 lần, CLB lại tập trung về nhà văn hóa của làng để tập đánh cồng chiêng. Ảnh: Nhật Hào

Đều đặn mỗi tuần 2 lần, CLB lại tập trung về nhà văn hóa của làng để tập đánh cồng chiêng. Ảnh: Nhật Hào

Chúng tôi về làng Riêng khi các thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) đang tập trung tại nhà văn hóa của làng để tập đánh cồng chiêng. Trong tiếng chiêng trầm bỗng, chị em tích cực tập luyện trước sự cổ vũ nhiệt tình của người dân trong làng. Trực tiếp vận động chị em tham gia CLB cồng chiêng, bà Kpă Pheo-Bí thư Chi bộ-Thôn trưởng làng Riêng cho biết, từ nhỏ, bà đã bị mê hoặc bởi tiếng cồng chiêng mỗi khi làng có lễ hội. Lớn lên, bà thích được trực tiếp đánh cồng chiêng nên luôn ấp ủ một ngày nào đó thành lập được đội cồng chiêng nữ. Do đó, với vai trò là bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, qua mỗi lần họp làng, biết nhiều phụ nữ ở làng cũng có chung niềm đam mê đánh cồng chiêng nên bà đã quyết định vận động chị em tham gia. Thế là, đầu tháng 1-2024, CLB cồng chiêng nữ làng Riêng ra đời.

Hiện nay, CLB cồng chiêng nữ làng Riêng có 31 chị em do bà Pheo làm chủ nhiệm. Mỗi tuần 2 lần, các thành viên tập đánh cồng chiêng dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Rơ Lan Thim và một số phụ nữ lớn tuổi trong làng. “Việc thành lập CLB cồng chiêng nữ làng Riêng không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa của dân tộc mà còn tạo sân chơi phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của chị em phụ nữ. Do đó, tuy bận việc gia đình nhưng với niềm đam mê đánh cồng chiêng, các chị đều sắp xếp thời gian để tham gia đầy đủ các buổi tập luyện”-bà Pheo khẳng định.

Phụ nữ làng Riêng góp phần gìn giữ văn hóa cồng chiêng ảnh 2

Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ làng Riêng được truyền dạy đánh cồng chiêng bởi nghệ nhân Rơ Lan Thim. Ảnh: Nhật Hào

Phấn khởi trước sự tích cực tham gia tập luyện của chị em phụ nữ trong làng, nghệ nhân Thim cũng cho hay: Đánh cồng chiêng với đàn ông đã khó và với người phụ nữ chân yếu tay mềm càng khó hơn, nhất là trong việc cầm chiêng và những nhịp chiêng khi đánh lên phải hòa cùng nhau để tránh bị lạc nhịp. Do đó, mỗi buổi tập, ông luôn phải sắp xếp kỹ đội hình sao cho phù hợp với thể trạng của từng người. Đồng thời, ông cũng hướng dẫn kỹ cách cầm chiêng, gõ trống, đánh cồng, đánh chiêng theo từng cấp độ từ cơ bản, đến nâng cao. “Ngoài các kỹ thuật cơ bản trên, tôi cũng hướng dẫn chị em cách cảm âm để tôi luyện việc gõ cồng chiêng theo nhịp điệu nhanh mạnh, hào hùng hay trầm buồn, lắng đọng phù hợp với tiết tấu, âm điệu từng bài chiêng. Tuy rất khó nhưng chị em luôn tập trung theo dõi nên việc tiếp thu kỹ thuật đánh chiêng nhanh và rất tốt”-ông Thim cho hay.

Có niềm đam mê với việc đánh cồng chiêng từ nhỏ, bà Siu Dunh cũng rất phấn khởi khi được tham gia đội cồng chiêng nữ của làng. Bà Dunh bộc bạch: "Nhìn chung, đánh chiêng rất khó nhưng nếu chăm chú lắng nghe và tập luyện thì dần dần cũng sẽ đánh thuần thục các bài chiêng”. Tương tự, chị Kpuih Vên cũng bày tỏ: "Từ khi tham gia tập đánh cồng chiêng, tôi có thời gian gặp gỡ chị em. Từ đó, không chỉ được thỏa mãn đam mê đánh cồng chiêng, chúng tôi còn được gặp gỡ, chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay trong cuộc sống và sản xuất".

Hiện nay, CLB cồng chiêng nữ làng Riêng đã thu hút 31 thành viên tham gia. Ảnh: Nhật Hào

Hiện nay, CLB cồng chiêng nữ làng Riêng đã thu hút 31 thành viên tham gia. Ảnh: Nhật Hào

Nói về đội cồng chiêng nữ làng Riêng, bà Siu Ngu-Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Boòng cho hay: Tuy mới thành lập được thời gian ngắn nhưng CLB cồng chiêng nữ làng Riêng đã đi vào hoạt động có nề nếp, việc tập luyện được duy trì đều đặn, chị em cũng tích cực tham gia tập luyện đầy đủ. Mới đây, CLB đã trực tiếp biểu diễn cồng chiêng tại chương trình “Tết xum vầy-xuân chia sẻ” do Trung đoàn 710 (Binh đoàn 15) phối hợp với xã Ia Boòng tổ chức. Đây là niềm vui và là động lực để các thành viên tiếp tục duy trì tập luyện hiệu quả việc đánh cồng chiêng. “Với hiệu quả bước đầu của CLB cồng chiêng nữ làng Riêng, ngày 8-3, Hội đã tổ chức ra mắt CLB; đồng thời, triển khai cho các chi hội phụ nữ tại các thôn, làng nắm bắt tâm tư của chị em phụ nữ để qua đó, tiến tới tuyên truyền, vận động nhằm nhân rộng mô hình này”-Phó Chủ tịch Hội LHPN xã thông tin thêm.

Bà Siu H’Thoan-Chủ tịch Hội LHP huyện Chư Prông: Thời gian qua, Hội LHPN huyện đã có văn bản chỉ đạo Hội LHPN các xã, thị trấn quan tâm thành lập các câu lạc bộ, các mô hình đặc thù trên địa bàn, trong đó, có các mô hình giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đối với câu lạc bộ cồng chiêng nữ làng Riêng thì đây là câu lạc bộ đầu tiên trên địa bàn huyện. Câu lạc bộ được thành lập đã trở thành sân chơi để chị em không chỉ múa xoang mà còn đánh cồng chiêng nhằm góp phần gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc. Thời gian tới, nếu câu lạc bộ này hoạt động hiệu quả và chị em hưởng ứng tham gia tích cực, Hội sẽ tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình này”.

Có thể bạn quan tâm

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.