Những điều ít biết về lễ tang Pơtao Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Khi Vua Nước (Pơtao Ya) tắt thở, trước tiên người ta đặt thi hài Vua lên một cái giàn rồi đốt lửa hun trong suốt 7 ngày 7 đêm. Trong thời gian này, các làng liên tục mổ trâu, giết heo để cúng và ăn uống. Tiếp theo, người ta sẽ lấy các bộ phận của cơ thể Vua gồm tim, tóc, móng chân, móng tay cho vào một chiếc ghè quý đem treo lên nóc nhà mồ, còn tro thì đào hố chôn ngay phía dưới. Các đồ dùng của Vua lúc còn sống cũng được chôn theo. 
Khi đề cập những hiện tượng tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Jrai trong quá khứ, người ta thường nói đến Vua Lửa (Pơtao Apuih) mà ít nói đến Vua Nước. Lý do có lẽ vì Vua Lửa vẫn còn dấu tích và hiện tượng tín ngưỡng, còn Vua Nước thì gần như không còn gì…
Năm 1998, trong một lần trò chuyện với ông Kpah Măng-con rể của đời Vua Nước thứ 7 Rơ Chăm Bo (chết năm 1955, ở Plei Tao, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh), tôi được biết hiện tượng tín ngưỡng Vua Nước cũng tương tự như Vua Lửa. 
Đồng bào Tây Nguyên quan niệm 2 yếu tố quan trọng nhất duy trì sự sống con người là nước và lửa nên phải có người đứng đầu để “điều khiển”. Cũng như Vua Lửa, trách nhiệm của Vua Nước là trời hạn thì cúng cầu mưa, mưa lâu quá thì cúng cầu tạnh. Ngoài ra, nếu làng nào có dịch bệnh thì cúng, không dính dáng gì đến việc cai trị có tính chất hành chính.
Tuy nhiên, do sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, trình độ nhận thức về tự nhiên còn lạc hậu nên người Tây Nguyên trước đây rất coi trọng yếu tố tâm linh. Chính vì vậy nên Vua Nước được đồng bào Jrai tôn sùng với một quan niệm thần bí không khác mấy so với một vị vua ở thế gian.
Cho đến nay, tôi vẫn chưa thấy một tài liệu nào nói về nghi thức tang ma cho một vị Vua Lửa như thế nào. Tuy nhiên, với Vua Nước, theo lời kể của ông Kpah Măng thì nghi thức đó rất độc đáo, không có điểm chung nào về tín ngưỡng mà ta vẫn thấy với một người Jrai bình thường: Khi Vua tắt thở, trước tiên người ta đặt thi hài Vua lên một cái giàn rồi đốt lửa hun trong suốt 7 ngày 7 đêm.
Trong thời gian này, các làng liên tục mổ trâu, giết heo để cúng và ăn uống. Tiếp theo, người ta sẽ lấy các bộ phận của cơ thể Vua gồm tim, tóc, móng chân, móng tay cho vào một chiếc ghè quý đem treo lên nóc nhà mồ, còn tro thì đào hố chôn ngay phía dưới. Các đồ dùng của Vua lúc còn sống cũng được chôn theo.
Nhà mồ của Vua không đồ sộ, nhưng được làm rất đẹp, hình dáng tương tự một ngôi nhà rông. Xung quanh nhà mồ, người ta chia của cho Vua các thứ chiêng, ché quý. Không ai dám đánh cắp các vật quý đã đành, việc đốt rẫy, chặt cây cũng không ai dám. Họ tin rằng ai động đến nơi linh thiêng của Vua yên nghỉ thì người đó sẽ phát điên.
Ảnh minh họa: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Ảnh minh họa: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Việc chôn chất đã hoàn toàn khác người, các lễ thức sau đó cũng hoàn toàn khác. Với người thường, sau khi chôn cất được 3 tháng đến 1 năm, người ta sẽ làm lễ pơ thi (bỏ mả) để hồn ma về với thế giới atâu (làng ma). Song với Vua, nếu chưa có người kế vị thì chưa được làm lễ bỏ mả. Trong thời gian đó, nếu xảy ra nắng hạn hoặc làng nào bị dịch bệnh thì người ta sẽ mổ trâu bò mang đến nhà mả của Vua để cúng. Họ tin rằng bởi chưa có người kế vị, Vua vẫn đảm đương nhiệm vụ cúng Yàng cho họ ở thế giới bên kia.
Về nghi thức tang ma của Vua Nước, Henri Maitre-nhà thám hiểm người Pháp trong tác phẩm “Rừng người Thượng” cho biết thêm một số chi tiết hơi khác lời ông Kpah Măng kể. Theo đó, khi Vua Nước chết, tro của tim, răng và các ngón tay được hỏa táng riêng, cho vào một chiếc bình bằng bạc (thường là do triều đình nhà Nguyễn ban tặng) treo trên nóc nhà mồ. Còn tro của các phần cơ thể khác thì cho vào quan tài đem chôn.
Khi người vợ tới khóc, bà ta sẽ lấy chiếc bình bằng bạc xuống, dùng một mảnh vải địu chiếc bình trên lưng như địu trẻ con. Bà than khóc, quét dọn mộ, rót nước vào một chiếc chén nhỏ, rắc gạo lên một chiếc lá; rồi sau khi than khóc xong đặt lại chiếc bình lên mộ, đóng cổng rào và quay về nhà.
Vào mỗi đầu tháng Âm lịch, người ta tiến hành làm lễ “Glom Pôr”. Mọi người uống rượu bên mộ suốt đêm và suốt đêm người vợ góa vừa khóc vừa phải mang trên lưng chiếc bình chứa một phần tro của chồng. Cứ như vậy trong suốt 5 năm. Sau đó, người ta sẽ làm một ngôi nhà mồ thật to, làm lễ “Mut breu” và chiếc bình bằng bạc sẽ được bỏ vào áo quan chôn, ngôi mộ sẽ bị bỏ quên vĩnh viễn.
Cũng xin nói thêm: Tang lễ long trọng và khác người này ngoài Vua Nước chỉ có một người duy nhất được hưởng-đó là vợ Vua. “Hoàng hậu” cũng là người duy nhất được đặc ân chôn trong khu vực nhà mả dành riêng cho các vị Pơtao Ya này.
NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.