"Mơnhum blan" của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong đời sống tâm linh của người Jrai, người sống và người đã khuất vẫn có mối dây gắn kết cho đến khi làm lễ bỏ mả (pơthi). Suốt thời gian đó, hàng tháng, gia đình vẫn đến dọn dẹp và đem cơm rượu “ăn” cùng hồn ma người đã khuất. Người Jrai gọi đó là “mơnhum blan”, nghĩa là cúng nhà mả.
Sáng sớm một ngày tháng 2, ông Rơ Châm Kin (làng Sát Tâu, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) cùng vài gia đình đến quét dọn khu nhà mả của làng. Khu nhà mả nằm ở cuối làng với hơn chục ngôi mộ, một số đã làm lễ pơthi. Chị Rơ Lan Than-cán bộ văn hóa xã Ia Pếch, cũng là người làng Sát Tâu-cho hay: Từ xưa, người Jrai có tục lệ cúng nhà mả hàng tháng. Nhà nào có người đã mất mà chưa làm lễ bỏ mả thì thống nhất một ngày cố định trong tháng cùng nhau đến quét tước, dọn dẹp, trò chuyện, “ăn uống” với người chết.
 Đánh cồng chiêng tại lễ bỏ mả. Ảnh: P.V
Đánh cồng chiêng tại lễ bỏ mả. Ảnh: P.V
Để cúng nhà mả, ông Rơ Châm Kin đem đến một ít cơm nóng, ghè rượu và vài món dân dã. Dọn dẹp xong phần mộ con mình, ông cùng người già trong làng thử lại âm thanh bộ cồng chiêng. Trong những chiếc chòi nhỏ dựng lên làm nơi nghỉ chân cho người đi thăm nhà mả, người làng cột những ghè rượu thẳng hàng, chêm nước đầy ắp. Chị em phụ nữ lấy trong gùi ra nào là cơm nắm, cháo, rau rừng… bày biện trên lớp lá chuối. Xong đâu đấy, đội cồng chiêng của làng tấu lên bài chiêng trầm bổng, du dương và đi vòng quanh các ngôi mộ. Tiếng cồng chiêng như sợi dây kết nối thế giới người sống với cõi atâu, mời gọi linh hồn người đã khuất cùng về ăn uống với gia đình, với dân làng. Giây phút ấy, những người có mặt đều chìm đắm trong một không gian thiêng liêng huyễn hoặc, trôi theo tiếng chiêng cồng trầm bổng. Ông Kin nói: “Cúng nhà mả đã thành tục lệ của bà con mình rồi. Dù có người thân mất chôn ở nhà mả này hay không, cứ đến ngày là mọi người tập trung lại để cúng, ăn uống, trò chuyện với người đã mất. Lễ cúng diễn ra từ trưa đến tận chiều tối, sau đó thì ai về nhà nấy”.
Xã Ia Pếch hiện có 8 làng đồng bào Jrai. Bà con các làng đều giữ tục lệ cúng nhà mả hàng tháng. “Thế nhưng, để tránh tụ tập ăn uống, chè chén quá nhiều, tốn kém thời gian, công sức, ảnh hưởng đến sản xuất, từ tháng 10-2019, các làng đã thống nhất tổ chức lễ cúng 2 tháng/lần vào ngày 15. Điều này cũng được quy định cụ thể trong hương ước mỗi làng để mọi người nhắc nhở nhau thực hiện”-chị Than cho biết thêm.
Trời ngả về chiều, ánh nắng vàng vọt của ngày nhạt dần trên những ngôi mộ. Thỉnh thoảng, vài người đến chạm tay vào những ngôi mộ, miệng lẩm bẩm như chuyện trò. Khi những ghè rượu dần nhạt cũng là lúc lễ cúng nhà mả kết thúc. 
Trao đổi với P.V, bà Phạm Thị Kim Tuyến-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-chia sẻ: “Cúng nhà mả là tập tục lâu đời của người Jrai trên địa bàn xã. Đây là nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây, giàu ý nghĩa nhân văn, tạo sự gắn kết cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích lưu giữ nét truyền thống ấy, đồng thời tuyên truyền bà con tổ chức lễ cúng tiết kiệm, vệ sinh và rút ngắn thời gian. Ngoài cúng nhà mả, bà con Jrai ở đây vẫn thường xuyên tổ chức nhiều nghi lễ đặc sắc như cúng giọt nước, cúng cầu mưa, cúng nhà rông, cúng rừng...”.
 PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null