Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Trước cửa đền Hai Bà Trưng, người dân bán những bó hồng tiểu muội. Một cụ bà nói: “Mới cắt ở vườn, con có thể mua để thắp hương cho Hai Bà Trưng”. Tôi thấy lạ, bởi lẽ trước đền chùa, người ta hay bán bánh kẹo, hoa quả, nhang đèn. Tôi cũng nghĩ đến việc, cũng là phụ nữ, hai bà cũng sẽ thích hoa. Vậy nên, tôi mua 1 bó gồm 50 bông, trang trọng đặt lên ban thờ, cung kính bái vọng để gửi lời tri ân đến những người nữ anh hùng đã làm rạng danh phụ nữ Việt và viết lên trang sử hào hùng của dân tộc ta.

tu-hao-con-chau-hai-ba-trung-dd.jpg
Tác giả (bên trái) trước đền Hai Bà Trưng. Ảnh: T.N.Đ

Lời thề của Hai Bà Trưng được khắc trên tảng đá lớn đặt trước sân: “Thiếp là cháu gái các Vua Hùng đời trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dấy nghĩa trừ tàn, nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp…”. Lời thề vang dội non sông, quy tụ các tướng lĩnh từ nam nhi đến nữ tướng, đồng lòng theo hai bà đánh tan quân xâm lược nhà Hán.

Theo sử sách, năm 43 sau Công nguyên, dưới thời bị nhà Hán cai trị, Trưng Trắc và Trưng Nhị là con của lạc tướng huyện Mê Linh. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, cũng là con của lạc tướng ở Chu Diên. Sinh ra phải thời loạn lạc, cha mẹ đã nuôi dạy 2 cô gái học chữ, học võ, ươm tinh thần bất khuất, chống giặc ngoại xâm. Hận nỗi quốc gia bị xâm lăng, thù riêng giặc đã nhẫn tâm giết chồng, Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa và được dân chúng ủng hộ.

Trong thời gian ngắn, Hai Bà Trưng cùng với Nhân dân đã lấy 65 thành và giữ được đất nước bình yên trong 3 năm. Dù thời gian ngắn ngủi, không có nhiều thành tựu để lại về việc trị vì nhưng công lao của hai bà vẫn hiển danh trong sử sách. Để từ đó, dân tộc Việt lưu mãi truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” như là lời nhắn nhủ đến công lao của Hai Bà Trưng mà các con cháu đời sau noi theo, tiếp bước.

Đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng trong khu vườn rất rộng. Bên ngoài là Đền Trình, sau khi đi bộ qua bức tường có ghi công lao những nữ tướng oai hùng của dân tộc ta qua các thời kỳ thì đến Đền thờ Hai Bà Trưng. Tôi chưa từng đến ngôi đền nào được trồng hoa hồng nhiều như ở đây. Đến độ nở rộ, cả khu vườn ngập trong mùi hồng và sắc hoa đỏ thắm. Những cây cau già cao vút phía trên 2 con voi, tương truyền đó là 2 chú tượng binh đã cùng Hai Bà Trưng ra trận. Trong sân, 2 cây muỗm cổ tỏa bóng.

Đi qua hồ mắt voi là đến đền thờ chính của Hai Bà Trưng. Cũng là cơ duyên, khi tôi đặt bó hoa dâng cúng lên hai bà thì người thủ đền bước vào. Cụ hỏi: “Con có muốn vào trong điện ngắm hai cụ không?”-tôi gật đầu. Sau khi tháo dép, tôi thành kính bước vào gian điện thờ phía trong. Ở đó có kiệu rước, quần áo, hài đỏ, mũ, bệ thờ và 2 tấm vải đỏ che kín bài vị của hai bà. Chắp tay thành kính, tôi ngước nhìn tượng hai bà, cảm nhận được sự hiền lành mà uy nghiêm. Vì là nơi tôn kính nên tôi chỉ được dừng ở điện khoảng 2 phút rồi trở ra.

Bên trong khu quần thể còn có điện thờ các vị nữ tướng đã từng theo Hai Bà Trưng. Tôi đọc danh sách ghi chép thì có đến 97 vị tướng nữ và trên 100 tướng nam dưới trướng. Trong điện thờ các tướng có đặt bia trên lưng rùa bằng chữ Hán, tôi đoán đó là danh sách ghi chép để tên tuổi của họ lưu mãi với non sông, đất nước này. Phía sau là đền thờ thân sinh phụ mẫu, người có công sinh thành, nuôi dưỡng hai bà, nuôi ý chí đánh giặc xâm lăng. Bên phải là đền thờ Thi Sách cùng thân sinh phụ mẫu của ông.

Ngoài ra còn có gác cao phía nhà di tích để du khách có thể đến đọc tài liệu, lịch sử. Đặc biệt, nơi đây còn có bia chiến tích của đồng chí Trường Chinh trong thời gian 1947-1949. Tại đây, đồng chí Trường Chinh đã dùng gốc gỗ lũa làm hộp thư bí mật để liên lạc kháng chiến.

Tưởng nhớ công lao của Hai Bà Trưng, trên khắp cả nước có hơn 100 ngôi đền thờ cũng như các nữ tướng đã theo Hai Bà Trưng chiến đấu. Tiếp nối truyền thống phụ nữ anh hùng, con cháu Hai Bà Trưng đã không ngừng noi theo. Đó là nữ tướng Bùi Thị Xuân, nữ tướng Nguyễn Thị Định… trong thời chiến và những phụ nữ Việt Nam anh hùng, dũng cảm, giỏi giang, những “nữ tướng” trên các lĩnh vực ở thời bình. Dù ở đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phụ nữ Việt cũng thể hiện được ý chí, năng lực và bản lĩnh của mình.

Đã gần 2.000 năm trôi qua kể từ khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, song ý chí chiến đấu, tinh thần bất khuất của hai bà vẫn chảy trong tâm khảm của những người con đất Việt. Để mỗi ngày tháng 3 về, chúng ta vẫn luôn tự hào về những người phụ nữ anh hùng đã làm rạng danh sách sử Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.