Phía Đông tỉnh Gia Lai nguy cơ thiếu nước tưới vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng trong vụ Đông Xuân 2018-2019, các huyện, thị xã phía Đông tỉnh đang chủ động xây dựng phương án nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nông dân.
Mọi năm, vào thời điểm này, khu vực phía Đông tỉnh đang là cao điểm của mùa mưa lũ. Song năm nay, mưa ít khiến lượng nước ở các hồ chứa, ao, hồ đạt thấp. Vì vậy, nguy cơ thiếu nước tưới trong vụ Đông Xuân 2018-2019 tại khu vực này là hiện hữu.
Ông Nguyễn Văn Tài (thôn 6, xã Hà Tam, huyện Đak Pơ) cho biết: So với mọi năm thì thời điểm này lượng mưa trên địa bàn rất ít. Suối Hà Tam-nguồn nước tưới cho cây trồng hiện đã khô cạn. Nếu trong thời gian tới không có mưa, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước tưới là rất lớn.
 Nông dân Đak Pơ tưới nước chống hạn cho bắp. Ảnh: N.D
Nông dân Đak Pơ tưới nước chống hạn cho bắp. Ảnh: N.D
Đang chuẩn bị hom mì để xuống giống, ông Huỳnh Hữu Nghị (thôn 5, xã An Thành, huyện Đak Pơ) cũng cho biết: “Lượng mưa thấp trong thời gian qua không chỉ làm sản lượng mía giảm hơn so với vụ trước mà còn tác động không nhỏ đến sản xuất vụ Đông Xuân sắp tới. Cũng vì mưa ít nên gia đình tôi không dám trồng cây bạch đàn mà chuyển sang trồng mì để tránh hạn”.
  Theo ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang: Đến thời điểm này, mực nước tích trữ tại các hồ trên địa bàn huyện như buôn Lưới, Plei Tơ Kơn, Đak Jang mới chỉ đạt khoảng 40-50%. Còn tại các suối lớn, lưu lượng nước cũng không nhiều như những năm trước.
Thời điểm này, nông dân các huyện, thị xã phía Đông tỉnh đang chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân 2018-2019. Nhưng với điều kiện thực tế hiện nay, ngành nông nghiệp các địa phương đang chủ động xây dựng kế hoạch phòng-chống hạn trên cây trồng. Tại huyện Kbang, theo ông Mã Văn Tình, vụ Đông Xuân tới, huyện dự kiến gieo trồng 5.500 ha cây trồng các loại. Tuy nhiên, với những diễn biến bất thường của thời tiết, huyện vận động người dân chuyển đổi sang các loại cây trồng cạn như đậu, bắp; chủ động giảm diện tích gieo trồng ở những vùng có nguy cơ thiếu nước tưới. Các xã và đơn vị quản lý hồ chứa chủ động tích nước, đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, kiên cố hóa kênh mương nhằm giảm thất thoát nguồn nước tưới; xây dựng kế hoạch tưới tập trung. Trong quá trình sản xuất, các đơn vị, địa phương tuyên truyền, vận động bà con tưới nước tiết kiệm theo kế hoạch điều tiết nước của Trạm Thủy nông, đồng thời xây dựng phương án chống hạn, thành lập các trạm bơm dã chiến…
Tương tự, tại huyện Đak Pơ, dự kiến vụ Đông Xuân 2018-2019 gieo trồng 7.109 ha. Trong đó, cây lương thực có hạt 886 ha, cây tinh bột 1.183 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 1.576 ha và cây thực phẩm 2.762 ha. Song, trước diễn biến thất thường của thời tiết, huyện hướng dẫn bà con nông dân ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn và trung ngày như Q5, Nhị Ưu 838, OM6976 và OM 4900; với cây trồng cạn thì sử dụng các giống có khả năng chống chịu hạn cao. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch phòng-chống hạn các công trình thủy lợi mùa khô; kiểm tra thường xuyên hiện trạng mực nước tại các công trình thủy lợi để có kế hoạch duy tu sửa chữa, nạo vét đảm bảo nước tưới. “Huyện cũng khuyến cáo người dân không sản xuất những diện tích không có khả năng chủ động nguồn nước hay những chân ruộng thường xuyên bị hạn ở những vụ trước để tránh bị hạn”-ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-cho hay.
 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).