Phát triển Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu vực Tây Nguyên có dân số hơn 5 triệu người gồm 47 dân tộc anh em, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số gốc địa phương. Trong những năm qua, công tác phát triển đảng viên nói chung, phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số nói riêng được các cấp ủy trong khu vực hết sức quan tâm.

 
 Quan tâm phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
Quan tâm phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân


Kiện toàn, củng cố tổ chức đảng và phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng ở địa bàn cơ sở. Tuy nhiên công tác này dù đã đạt rất nhiều kết quả nhưng vẫn còn không ít khó khăn cần được tháo gỡ.

Số lượng, chất lượng đảng viên tăng

Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk kết nạp 17.176 đảng viên, trong đó có 4.338 đảng viên người dân tộc thiểu số. Năm 2021, toàn đảng bộ kết nạp thêm 1.985 đảng viên, trong đó có 482 đảng viên là người dân tộc thiểu số, nâng tổng số đảng viên toàn đảng bộ lên 83.923 người, trong đó có 14.218 đảng viên người dân tộc thiểu số. Tất cả 2.475 thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đều có chi bộ và 2.473/2.475 thôn, buôn có đảng viên là người dân tộc tại chỗ, đạt tỷ lệ 99,91%. Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Hải Đông cho biết: "Các cấp ủy trong toàn tỉnh đều nhận thức sâu sắc về yêu cầu, nhiệm vụ và tính cấp thiết trong việc xây dựng, củng cố các tổ chức đảng và phát triển đảng viên mới, nhất là đảng viên người dân tộc thiểu số. Nhiều đảng bộ, chi bộ cơ sở đã có những cách làm sáng tạo, phù hợp thực tiễn".

Đến cuối năm 2021, tỉnh Lâm Đồng có 47.521 đảng viên, trong đó đảng viên là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 11%. Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh kết nạp được 11.513 đảng viên; trong đó có 1.743 đảng viên là người dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ hơn 15%. Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng, cấp ủy các cấp luôn quan tâm chỉ đạo; các thủ tục, điều kiện được cụ thể hóa; công tác thẩm tra, xác minh thuận lợi và trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua nổi lên nhiều quần chúng ưu tú. Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Kỳ cho biết: "Những năm gần đây, phần lớn đảng viên mới ở khu vực nông thôn đều tập trung vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là một tín hiệu đáng mừng".

Từ năm 2016 đến 2020, Đảng bộ tỉnh Gia Lai cũng kết nạp gần 15.927 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 25,5%. Đến nay, 100% số thôn, buôn, tổ dân phố trong tỉnh có chi bộ và đảng viên; Gia Lai là đảng bộ đầu tiên trong khu vực Tây Nguyên hoàn thành công tác xóa "trắng" chi bộ ở thôn, buôn, tổ dân phố.

Đồng chí Nguyễn Huy Châu, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai, thông tin: "Hằng năm, cấp ủy các cấp đã xây dựng, ban hành các nghị quyết chuyên đề; rà soát nguồn phát triển đảng là người dân tộc thiểu số và có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, kết nạp".

Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Nông Trần Duy Thọ và Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kon Tum Châu Văn Hiệp, cũng có chung ý kiến: Đảng viên người đồng bào dân tộc thiểu số là hạt nhân chính trị, là nguồn dự bị trong tổ chức bộ máy lãnh đạo, tiêu biểu trong việc nêu gương với quần chúng nhân dân ở cơ sở. Các tỉnh luôn coi việc phát triển đảng viên ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Theo đó, đảng bộ tỉnh Kon Tum có tổng số 29.738 đảng viên, trong đó đã có 9.252 đảng viên là người dân tộc thiểu số (chiếm 31,11%). Tại Đắk Nông, trong tổng số đảng viên mới hằng năm có khoảng 30% là người dân tộc thiểu số, bình quân toàn nhiệm kỳ khoảng 28-35%...

Nhờ sự chú trọng công tác tạo nguồn phát triển, chất lượng đảng viên mới kết nạp là người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên ngày càng được nâng lên. Theo khảo sát, phần lớn đảng viên có trình độ học vấn là trung học phổ thông, tỷ lệ đảng viên được đào tạo về chuyên môn ngày càng tăng.

Phát huy vai trò "hạt giống đỏ"

Cấp ủy các huyện ở Tây Nguyên luôn coi trọng công tác phát triển đảng trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Các huyện chỉ đạo sát sao cơ sở trong việc phát hiện, bồi dưỡng nguồn đảng viên mới. Từ đó, nhiều tổ chức cơ sở đảng đã giao nhiệm vụ cho đảng ủy viên phụ trách địa bàn về sinh hoạt tại các chi bộ. Qua đó tiếp cận, phát hiện những nhân tố tích cực để bồi dưỡng, tạo nguồn. Chủ động nguồn phát triển đảng, bảo đảm tính kế thừa đội ngũ là nét chung ở các cấp huyện và cơ sở ở Tây Nguyên.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020, Huyện ủy Lạc Dương (Lâm Đồng) đã ban hành các nghị quyết về công tác xây dựng Đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, đề ra kế hoạch cụ thể, phù hợp; đồng thời, chú trọng tập trung nâng cao chất lượng tổ chức đảng và phát triển đội ngũ đảng viên. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ huyện Lạc Dương kết nạp được 360 đảng viên, trong đó có 150 đảng viên người dân tộc thiểu số. Huyện Tuy Đức (Đắk Nông) có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 44,21%. Khi thành lập huyện vào năm 2007, đảng bộ huyện có 23 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, với 485 đảng viên, trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chỉ có 109 đảng viên; nhiều thôn, buôn "trắng" đảng viên. Đến nay, toàn đảng bộ tăng lên 27 tổ chức cơ sở đảng, 1.845 đảng viên, trong đó có 314 đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số. Bằng việc triển khai nhiều giải pháp, công tác tạo nguồn và kết nạp đảng viên đạt được nhiều kết quả quan trọng đã giúp Tuy Đức xóa được tình trạng thôn, buôn "trắng" đảng viên và không còn tình trạng sinh hoạt ghép.

Tại Đắk Lắk, Huyện ủy Krông Pắk là đơn vị dẫn đầu tỉnh trong công tác phát triển đảng viên mới, đảng viên người dân tộc thiểu số. Đồng chí Trần Quốc Vĩnh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: Các đảng bộ, chi bộ định hướng tạo nguồn phát triển đảng từ các phong trào đoàn thể, tập trung vào những hạt nhân là trưởng, phó các đoàn thể chính trị-xã hội, quần chúng là người dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo có trình độ và tích cực tham gia các phong trào ở địa phương.

Từ năm 2015 đến 2020, Đảng bộ huyện kết nạp được 1.681 đảng viên mới, trong đó có 289 đảng viên là người dân tộc thiểu số. Nhìn chung các đảng viên người dân tộc thiểu số trong các buôn làng Tây Nguyên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, xứng đáng là hạt nhân đoàn kết và lãnh đạo ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.

Chi bộ làng Sung Kép (xã Ia Kla, Đức Cơ, Gia Lai) là một trong những chi bộ điển hình trong công tác phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số. Trong tổng số 41 đảng viên của chi bộ, hiện đã có 37 đảng viên là người dân tộc thiểu số. Đồng chí Rơ Mah H’Lih, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Kla, nói: "Các đảng viên là người tại chỗ, trưởng thành từ cơ sở nên sâu sát thực tế, gần gũi, hiểu rõ tâm tư của bà con, vì vậy đã phát huy được tính gương mẫu đi đầu và có đóng góp thiết thực vào các hoạt động của buôn làng". Hay xã Mô Rai (Sa Thầy, Kon Tum) nơi đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm hơn 74%, các đảng viên trẻ ở đây đều được rèn luyện, trưởng thành từ cơ sở qua các phong trào của các tổ chức đoàn, hội, nhiều "hạt giống" tiêu biểu đã được giới thiệu vào đảng. Phó Bí thư Đảng ủy xã A Vớt cho biết: Đó là những cá nhân ngoài hoạt động tích cực, sản xuất giỏi, tiên phong trong các phong trào còn là những người tích cực, nhiệt tình vận động, tuyên truyền bà con xóa bỏ các hủ tục…

Những khó khăn và giải pháp tháo gỡ

Theo đồng chí Nguyễn Quốc Kỳ, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng, vướng mắc của việc phát triển đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là tiêu chuẩn, điều kiện về học vấn. Đồng thời, số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số công tác ở một số cơ quan đảng, chính quyền các cấp còn thấp. Tỉnh Đắk Nông cũng đang gặp khó khăn do lực lượng đoàn viên, thanh niên trong các buôn làng phần lớn đi học và làm ăn xa không có điều kiện để theo dõi, bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển. Tình trạng vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình, di cư không theo quy hoạch, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không thể tổ chức thẩm tra lý lịch… cũng là những vấn đề nan giải.

Đồng chí Nguyễn Huy Châu, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai cho biết thêm, số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số ở Gia Lai còn thấp (25,5%) so với tỷ lệ tổng số người dân tộc thiểu số của toàn tỉnh (46,2%). Gần đây, việc kết nạp đảng viên là người dân tộc thiểu số hằng năm có xu hướng giảm. Lý do là một bộ phận lớn thanh niên người dân tộc thiểu số bỏ học sớm, tảo hôn, sinh nhiều con, không được gia đình ủng hộ vào đảng nên động lực phấn đấu bị "triệt tiêu".

Đồng chí Nguyễn Hải Đông, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk, thẳng thắn chia sẻ: Chất lượng đảng viên mới kết nạp vẫn còn thấp, chưa thể hiện rõ vai trò tiên phong, gương mẫu. Nhiều đảng bộ, chi bộ còn thụ động trong việc lựa chọn và giới thiệu nguồn quần chúng ưu tú để giáo dục, bồi dưỡng để giới thiệu, kết nạp vào đảng.

Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, cấp ủy các địa phương đã và đang tìm kiếm giải pháp khắc phục. Tại Đắk Lắk, ngay từ đầu nhiệm kỳ, các đảng bộ, chi bộ đều đưa ra chỉ tiêu về phát triển đảng viên, trong đó có đảng viên là người dân tộc thiểu số và giao chỉ tiêu cụ thể cho các tổ chức cơ sở đảng.

Các đồng chí lãnh đạo phụ trách địa bàn thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện chỉ tiêu phát triển đảng. Đặc biệt, gắn trách nhiệm của bí thư chi bộ trong công tác phát triển đảng và coi đây là một trong những tiêu chí thi đua. Tỉnh ủy Đắk Nông cũng đã lãnh đạo xây dựng các mô hình như: Phát triển đảng viên là già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ thôn buôn; bộ đội hoàn thành nghĩa vụ; học sinh, sinh viên…

Theo Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Nông Trần Duy Thọ, để công tác phát triển đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt kết quả cao, Đắk Nông tiếp tục thực hiện các đề án về đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí cán bộ các cấp là người dân tộc thiểu số vào các vị trí lãnh đạo các cấp nhằm tạo niềm tin, ý chí phấn đấu cho đảng viên vùng dân tộc thiểu số.

Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Hải Đông cũng cho biết, cấp ủy địa phương cần chú trọng hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. "Cần xác định đúng và cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên, điều kiện kết nạp đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để việc tạo nguồn, phát triển đảng viên mới thuận lợi hơn", đồng chí nói.

 

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/phat-trien-dang-o-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-tay-nguyen-678288/

NHÓM PVTT MIỀN TRUNG-TÂY NGUYÊN
(Dẫn nguồn NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chiều tối 22/12, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, thăm hỏi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, bà con cộng đồng người Việt đang làm ăn và sinh sống tại Indonesia. Chủ tịch nước mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, trở thành cộng đồng lớn mạnh, đóng góp phát triển nước sở tại và hướng về xây dựng quê hương, đất nước.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

(GLO)- Sáng 19-12, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị lần thứ 12 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 và giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

(GLO)- Hàng năm, Huyện ủy Mang Yang đều ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Qua đó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh từ cơ sở, phát huy tốt trách nhiệm của người dân trong việc tham gia ý kiến xây dựng hệ thống chính trị, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống người dân, tạo lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

(GLO)- Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2022 do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức trong 3 ngày (14 đến 16-12) tại TP. Đà Lạt đã thành công tốt đẹp. Hội thi đã trở thành ngày hội của những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là của đội ngũ giảng viên Trung tâm Chính trị huyện các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.