Phát hiện tác dụng chữa bệnh đáng ngạc nhiên của… vỏ trứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thứ mà bạn thường xuyên bỏ đi khi nấu ăn – vỏ trứng – có thể trở thành vật liệu đột phá giúp những bệnh nhân mất xương do lão hóa, ung thư hoặc chấn thương.
Nghiên cứu từ Đại học Massachusetts (Mỹ) đã ứng dụng thành công thứ nguyên liệu rẻ tiền, hoặc có thể nói bị cả thế giới coi như "đồ bỏ" và một loại gel thần kỳ giúp xương tái tạo và phục hồi ở một mức độ đáng ngạc nhiên. Trong các thí nghiệm, gel vỏ trứng độc đáo của họ đã khiến các phần xương bị hư hỏng nặng của động vật cứng lại nhanh chóng.
 
Vỏ trứng không hẳn là thứ bỏ đi - ảnh: SHUTTERSTOCK
Theo giáo sư - tiến sĩ Gulden Camci-Unal, chuyên gia về kỹ thuật hóa học, người dẫn đầu nghiên cứu, gel vỏ trứng mà họ mới phát minh trong tương lai có thể là kỹ thuật rẻ tiền và hiệu quả giúp sửa chữa xương hư hỏng ở bệnh nhân bị lão hóa, chấn thương hoặc ung thư.
Canxi carbonat, thứ chiếm thành phần chủ yếu trong vỏ trứng đã kích thích mạnh các tế bào xương của chính bệnh nhân nhanh chóng đi từ trạng thái nguyên bào đến tế bào trưởng thành, và giúp phần xương mới tái tạo cứng lại nhanh chóng.
Cách làm ra "thần dược" này vô cũng đơn giản: nghiền nhuyễn vỏ trứng và trộn với một loại dung dịch hydrogel có thành phần chính là gelatin, sau đó nuôi cấy hợp chất trong lồng ấp.
Gel vỏ trứng đã vượt qua phần thử nghiệm động vật trên chuột và các nhà khoa học đang hoàn tất một số công đoạn để tiến tới thử nghiệm lâm sàng trên người. Theo tiến sĩ Camci-Unal, quy trình có thể được điều chỉnh để tiến tới nhiều ứng dụng khác nữa, ví dụ như phục hồi sụn, gân và răng. Ngoài ra, các hạt siêu nhỏ từ vỏ trướng có thể là công cụ để đưa thuốc vào cơ thể người.
Theo các nhà khoa học, đây còn là một sản phẩm bảo vệ môi trường bởi mỗi năm có tới hàng triệu tấn vỏ trứng bị thải ra ngoài môi trường do quá trình chế biến thực phẩm của con người.
Năm 2016, một nhóm nghiên cứu từ Anh đã tìm ra công dụng trị thương khác của vỏ trứng: một loại gel giúp tăng tốc độ lành thương ở da thịt, tận dụng các protein có trong vỏ trứng mà da người cũng rất cần để phục hồi.
A>Thư (NLĐO/Theo Science Daily, Daily Mail)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.