Phát hiện mới: Một quả lê hay táo mỗi ngày giảm 52% nguy cơ đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đột quỵ là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trên thế giới. Đột quỵ xảy ra khi lượng máu lên não bị tắc nghẽn đột ngột.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được biết đến có thể gây ra biến cố cấp tính này. Để ngăn chặn những biến cố nguy hiểm này, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc uống hằng ngày.
Tuy nhiên, có một loại trái cây có thể làm giảm đến một nửa nguy cơ đột quỵ. Đó là quả lê!
Cùng với các loại trái cây có vỏ màu trắng khác, quả lê có thể giúp giảm đến một nửa nguy cơ đột quỵ, theo Express.

Phát hiện mới: Một quả lê mỗi ngày có thể giảm đến một nửa nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Shutterstock
Phát hiện mới: Một quả lê mỗi ngày có thể giảm đến một nửa nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Shutterstock
Nghiên cứu nói gì?
Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu Hà Lan bắt đầu tiến hành khảo sát lợi ích của quả lê, đã gợi ý rằng loại trái cây có hàm lượng dưỡng chất thực vật cao này có thể bảo vệ não chống lại đột quỵ.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu một nhóm hơn 20.000 người ở độ tuổi trung bình là 41. Không ai có tiền sử bệnh tim mạch khi bắt đầu nghiên cứu.
Họ đã phân tích chặt chẽ việc tiêu thụ táo và lê, cả hai đều có nhiều chất xơ và flavonoid gọi là quercetin.
Trong khoảng thời gian 10 năm theo dõi, đã xảy ra 233 trường hợp đột quỵ.
Cuối cùng, kết quả đã cho thấy, những người ăn nhiều lê hoặc trái cây và rau củ màu trắng có tỷ lệ đột quỵ thấp hơn đến 52%, so với những người ăn ít, theo Express.
Nhóm nghiên cứu đã xác định rằng, với 25 gram trái cây và rau củ màu trắng được tiêu thụ mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ giảm 9%.
Chuyên gia Heike Wersching, thuộc Viện Dịch tễ học và Y học xã hội tại Đại học Münster ở Đức, cho biết thêm: “Việc giảm nguy cơ đột quỵ có thể còn do lối sống lành mạnh hơn ở những người theo chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả”.
Nhà nghiên cứu cao cấp Linda M Oude Griep, tác giả của nghiên cứu, cho biết, để ngăn ngừa đột quỵ, nên tiêu thụ nhiều trái cây và rau củ màu trắng.
Ví dụ, ăn một quả lê hoặc táo mỗi ngày là cách dễ dàng để tăng lượng trái cây và rau củ màu trắng.
Nghiên cứu từ lâu cũng đã nêu bật nhiều lợi ích của việc ăn trái cây hằng ngày đối với sức khỏe tim mạch.
Đặc biệt, những loại trái cây và rau củ có vỏ màu trắng có thể giúp giảm đến một nửa nguy cơ đột quỵ nếu ăn thường xuyên, nhờ vào các chất chống ô xy hóa độc đáo có trong chúng, theo Express.

Đột quỵ là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trên thế giới. Ảnh: Shutterstock
Đột quỵ là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trên thế giới. Ảnh: Shutterstock
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh là quả lê còn có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm huyết áp cao và giảm mức cholesterol xấu LDL, nhờ vào chất xơ tự nhiên gọi là pectin.
Thông tin từ Phòng khám Đại học Harvard cho biết lê là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và các dưỡng chất thực vật kể cả catechin.
Catechin - có trong táo và ca cao - có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe mạch máu và ngăn ngừa cục máu đông, theo Express.
Nhưng trái cây và rau quả màu khác cũng có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh mạn tính khác. Do đó, cần phải tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả.
Ngoài ra, chế độ ăn Địa Trung Hải cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ, các nghiên cứu khác cũng cho biết. Chế độ ăn Địa Trung Hải gồm nhiều trái cây và rau củ, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc, cá và dầu ô liu, với ít thịt và sản phẩm từ sữa.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.