Phấn đấu 25 - 50 đại biểu Quốc hội khóa 15 là người ngoài Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thường vụ Quốc hội điều chỉnh cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa 15 tại phiên họp 53 vào 22.2 tới. Theo dự kiến trước đó, Quốc hội khóa 15 phấn đấu có 25 - 50 đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng.
Chủ tịch Quốc hội khóa 14 Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội nghị.
Chủ tịch Quốc hội khóa 14 Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội nghị.
Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, phiên họp 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra vào ngày 22.2 sắp tới.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở T.Ư và địa phương được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 14; cho ý kiến về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chính phủ; cho ý kiến bằng văn bản đối với báo cáo tổng kết nhiệm kỳ khóa 14 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, tại Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến số lượng đại biểu ở T.Ư là 207 đại biểu, ở địa phương là 293 đại biểu (tổng số là 500 đại biểu).
Trong số 293 đại biểu địa phương, cơ cấu định hướng 220 đại biểu, cơ cấu hướng dẫn do địa phương giới thiệu là 73 đại biểu.
“Cơ cấu kết hợp phấn đấu đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 - 50 đại biểu, đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 50 đại biểu, đại biểu tái cử khoảng 160 đại biểu”, bà Ngân thông tin.
Bên cạnh đó, đại biểu là người dân tộc thiểu số, bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. Chú ý đến các dân tộc ít người chưa tham gia đại biểu Quốc hội.
Đại biểu là phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15.
Lê Hiệp (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.