Ông Nguyễn Nhật Cảm và các đồng phạm chuẩn bị hầu tòa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 27-11, Tòa án nhân dân TP Hà Nội có quyết định đưa vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) ra xét xử cấp sơ thẩm vào ngày 10-12 tới. Vụ án được xét xử công khai.
Các bị cáo gồm: Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, cựu Giám đốc CDC Hà Nội); Nguyễn Vũ Hà Thanh (sinh năm 1979, cựu Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội); Nguyễn Thị Kim Dung (sinh năm 1973, cựu Trưởng phòng Tổ chức hành chính, CDC Hà Nội); Nguyễn Ngọc Quỳnh (sinh năm 1975, cựu Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ, CDC Hà Nội); Hoàng Kim Thư (sinh năm 1987, cựu Kế toán trưởng, Phó trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội); Lê Xuân Tuấn (sinh năm 1982, cựu cán bộ CDC Hà Nội); Nguyễn Ngọc Nhất (sinh năm 1986, cựu nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech); Đào Thế Vinh (sinh năm 1975, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam); Nguyễn Trần Duy (sinh năm 1980, cựu TGĐ Công ty CP định giá và bán đấu giá Nhân Thành); Nguyễn Thanh Tuyền (sinh năm 1985, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông), bị Viện kiểm sát nhân tối cao truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (ảnh lớn) và các đồng phạm.
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (ảnh lớn) và các đồng phạm.
Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa trên là bà Chử Phương Ngọc; các hội thẩm nhân dân gồm: bà Ngô Thị Ngọc Bích, ông Triệu Quang Định.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên toà, gồm: ông Nguyễn Đức Bảng Kiểm, là Kiểm sát viên cao cấp; ông Nguyễn Ngọc Ước, là Kiểm sát viên trung cấp; bà Đoàn Trần Thị Trân, Kiểm sát viên trung cấp.
Theo cáo trạng, từ đầu năm 2020, CDC Hà Nội đã mua một số hệ thống Realtime PCR tự động nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19.
Do thời gian gấp nên việc mua sắm này được CDC Hà Nội thực hiện theo phương thức chỉ định thầu. Cơ quan điều tra xác định hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR khi nhập về Việt Nam giá khoảng hơn 2 tỷ đồng.
Tuy nhiên các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối mua bán lòng vòng và CDC Hà Nội đã mua với giá hơn 7 tỷ đồng. Tổng số thiết bị y tế mua là hơn 4 tỷ đồng, nhưng đã được nâng lên hơn 9 tỷ đồng. Việc này đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 5 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm có trách nhiệm chính trong việc mua sắm hàng hoá, thực hiện đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu thông thường đối với gói thầu 15 theo quy định của pháp luật.
Bị cáo Cảm đã lợi dụng dịch bệnh, vì động cơ vụ lợi, trực tiếp thoả thuận, thống nhất giá mua sắm các máy, thiết bị y tế gói thầu 15, ấn định giá là 9,54 tỷ đồng trước khi thực hiện quy trình chỉ định thầu thông thường.
Trực tiếp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá với bị cáo Nguyễn Trần Duy (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá Nhân Thành) để Duy giả mạo hồ sơ, ký ban hành chứng thư thẩm định giá theo mức do CDC Hà Nội yêu cầu; Ghi lùi ngày ký để hợp thức hoá các thủ tục chỉ định thầu...
Trong quá trình điều tra, toàn bộ số tiền thiệt hại đã được thu hồi cho nhà nước. Các bị cáo cũng đã khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án.
Ngoài gói thầu số 15 trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, trong thời gian từ năm 2019 đến tháng 3-2020, CDC Hà Nội còn thực hiện đấu thầu với 16 gói thầu mua trang thiết bị, vật tư tiêu hao trị giá hơn 81 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, các hoạt động đấu thầu nêu trên có dấu hiệu "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Với 16 gói thầu này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định tách vụ án hình sự số 18, tách vụ án để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
ĐỖ TRUNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Công an tỉnh khen thưởng, biểu dương cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Ảnh: H.T

Lặng thầm truy vết tội phạm sử dụng công nghệ cao

(GLO)- Xuyên đêm truy vết, lặn lội đến nhiều tỉnh thành, có những vụ việc cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) phải ròng rã hàng tháng trời lần theo manh mối, sử dụng công nghệ hiện đại để truy tìm tội phạm, lấy lại tài sản trả cho người dân.

Cảnh sát 113: “Thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi”

Cảnh sát 113: “Thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi”

(GLO)- Tết là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, đoàn viên. Nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát phản ứng nhanh (Đội Cảnh sát 113) thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh), lại phải trực chiến đảm bảo an ninh trật tự để người dân vui xuân, đón Tết.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung và Phó Giám đốc Công an tỉnh Ksor H’Bơ Khắp thăm, động viên Thiếu tá Nguyễn Văn Hưng (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) bị thương khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Lê Ánh

Gian nan cuộc chiến với tội phạm ma túy

(GLO)- Hầu hết cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Gia Lai) dường như đã quen với những chuyến công tác dài ngày, những đêm thức trắng để theo dõi đối tượng hay những lần căng thẳng đối mặt với tội phạm sử dụng vũ khí manh động, sẵn sàng chống trả…

Pleiku: Khởi tố đối tượng làm giả cà phê Uyên số lượng lớn

Pleiku: Khởi tố đối tượng làm giả cà phê Uyên số lượng lớn

(GLO)- Ngày 23-1-2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hoàng Vũ (SN 1993, trú tại TP Pleiku) về hành vi tổ chức, chỉ đạo pha trộn, sản xuất cà phê giả nhãn hiệu cà phê Uyên để bán ra thị trường với số lượng lớn.

Gia Lai: Khởi tố 1 đối tượng về hành vi sản xuất hàng giả

Gia Lai: Khởi tố 1 đối tượng về hành vi sản xuất hàng giả

(GLO)- Liên quan đến vụ việc làm giả nhãn hiệu các sản phẩm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu nhằm mục đích trục lợi, mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã khởi tố, bắt tạm giam thêm một bị can về hành vi sản xuất hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật.