Nông nghiệp về đích 2016 tăng trưởng dương, xuất khẩu đạt 32,1 tỷ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong bức tranh chung về kinh tế xã hội nước ta năm 2016, ngành nông nghiệp năm nay đạt mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, sau 6 tháng đầu năm tăng trưởng âm, kết quả chung cả năm, toàn ngành vẫn đạt tăng trưởng dương 1,36% so với năm 2015 và giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành này đã thu về đạt 32,1 tỷ USD.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Bích Lâm-Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, phân tích: trong mức tăng GDP 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,32% (trong khi năm 2015 chiếm 17,00%).

Về nguyên nhân ngành nông nghiệp đạt tăng trưởng thấp, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2016 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Diễn biến thời tiết phức tạp từ đợt rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, hạn hán trên diện rộng, xâm nhập mặn kéo dài ở các tỉnh miền Nam đến những đợt mưa lũ liên tục trong những tháng cuối năm tại các tỉnh miền Trung đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất nông nghiệp của các địa phương.

Cùng với đó, thị trường xuất khẩu nông, thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhu cầu và giá cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giảm. Ngoài ra, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi vẫn xảy ra ở một số nơi, giá vật tư đầu vào, phân bón tăng cao... đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động và thực hiện kế hoạch của toàn ngành.

Trong bối cảnh đó, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2016 theo giá so sánh 2010 đạt 870,7 ngàn tỷ đồng, tăng 1,44% so với năm 2015, thấp hơn so với mức tăng các năm gần đây (năm 2015 tăng 2,62%, năm 2014 tăng 4%, năm 2013 tăng 3,6%, năm 2012 tăng 3%).

Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp đạt 642,5 ngàn tỷ đồng, tăng 0,79%; lâm nghiệp đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,17%; thuỷ sản đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 2,91%. Lĩnh vực lâm nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng cao nhưng do ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (3,2%) trong giá trị sản xuất toàn ngành nên không tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng của toàn ngành.

Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Bích Lâm, “lĩnh vực chăn nuôi năm 2016 đã có những bước chuyển dịch rõ ràng theo hướng tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được khống chế, không xảy ra trên diện rộng; giá bán sản phẩm của người chăn nuôi vẫn đang duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có mức tăng khá đạt 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung cả năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước ước tính đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đóng góp đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015…

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.