Nông hội chăn nuôi thỏ xã Nam Yang: Nâng tầm giá trị sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu năm 2020, 10 hộ nuôi thỏ ở xã Nam Yang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết thành lập Nông hội để phát triển chăn nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông Trương Công Quân-Chủ nhiệm Nông hội chăn nuôi thỏ xã Nam Yang-cho biết: Trên địa bàn xã có nhiều hộ nuôi thỏ nhưng còn nhỏ lẻ, manh mún. Do vậy, Hội Nông dân xã vận động các hộ tham gia nông hội để phát triển chăn nuôi, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

“Nhận thấy thỏ dễ chăm sóc, sinh sản nhanh, thích hợp với khí hậu địa phương, năm 2018, tôi mua 20 cặp thỏ giống New Zealand về nuôi. Sau 2 năm nuôi thỏ, tôi đã nắm được những kỹ thuật cơ bản về loài vật nuôi này”-ông Quân cho biết.

Ông Trương Công Quân-Chủ nhiệm Nông hội chăn nuôi thỏ bên chuồng thỏ của mình. Ảnh: Hà Tây
Ông Trương Công Quân-Chủ nhiệm Nông hội chăn nuôi thỏ xã Nam Yang bên chuồng thỏ của mình. Ảnh: Hà Tây

Theo ông Quân, 1 con thỏ mẹ giống New Zealand mỗi năm đẻ được 6 lứa, mỗi lứa khoảng 6-7 con. Thỏ con nuôi hơn 3 tháng đạt trọng lượng bình quân 2,3 kg/con và có thể xuất bán. Từ 20 cặp thỏ giống ban đầu, đến nay, ông luôn duy trì số lượng đàn trên 200 con thỏ thịt và 80 con giống nuôi gối đầu. Bình quân mỗi tháng, gia đình ông xuất bán ra thị trường khoảng 200 con thỏ thương phẩm với giá 70.000-85.000 đồng/kg, thu về 15-20 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Đầu năm 2020, ông Quân liên kết với một số hộ thành lập Nông hội chăn nuôi thỏ xã Nam Yang. “Mục đích của các hộ chăn nuôi thỏ trên địa bàn là liên kết cùng nhau tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Qua 1 năm hoạt động, Nông hội đang thực hiện hợp đồng cung ứng sản phẩm cho một số đơn vị kinh doanh thực phẩm ở TP. Pleiku, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh”-ông Quân nói.

Ngoài bán thỏ thương phẩm, Nông hội chăn nuôi thỏ xã Nam Yang còn chế biến các sản phẩm từ thỏ như: thỏ móc hàm nguyên con (giá bán 160 ngàn đồng/kg), thỏ hun khói (giá bán 350 ngàn đồng/kg), thỏ khô (giá bán 450 ngàn đồng/kg)... Chủ nhiệm Nông hội chăn nuôi thỏ xã Nam Yang cho biết: “Với cách chế biến đa dạng, sản phẩm của Nông hội được rất nhiều khách hàng tin dùng. Mới đây, sản phẩm được trưng bày tại Hội chợ nông sản an toàn huyện Đak Đoa”.

Anh Phan Công Khanh (thôn 2, xã Nam Yang) bộc bạch: “Mới đầu, tôi nuôi thử 5 cặp thỏ giống địa phương. Tôi thấy thỏ dễ nuôi, chủ yếu ăn cỏ, ít bị bệnh nên mua thêm 20 cặp thỏ giống địa phương về nuôi. Khi đã có kinh nghiệm, tôi chuyển sang nuôi thỏ New Zealand. Lợi thế của giống thỏ này là vóc dáng lớn, thịt thơm ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp đôi so với giống thỏ địa phương. Hiện tôi đang nuôi gần 100 con thỏ thương phẩm và hơn 50 cặp thỏ giống. Hy vọng khi tham gia Nông hội sẽ được học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi từ các hội viên khác”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Công-Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Yang-cho hay: “Sau 1 năm thành lập, Nông hội chăn nuôi thỏ xã Nam Yang hoạt động khá hiệu quả. Ủy ban nhân dân xã đã có văn bản đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện giúp Nông hội lựa chọn một số sản phẩm để tham gia Chương trình OCOP của địa phương”.

HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.