(GLO)- Sau những ngày vui Tết, bà con nông dân đã quay lại với công việc đồng áng thường ngày. Tất cả đều mong ước một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Nông dân huyện Phú Thiện thu hoạch mía bán cho nhà máy. Ảnh: N.D
Tại cánh đồng lúa nước xã Chư Jôr (huyện Chư Pah), từ sáng mùng 4 Tết, nhiều nông dân đã có mặt để kiểm tra ruộng lúa. Đang dặm lại ruộng lúa, chị Ksor Pher (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vui vẻ cho hay: “Nhà tôi làm 4 sào lúa nước. Sau những ngày đón Tết vui vẻ, cả nhà trở lại với công việc thường ngày. Sáng nay ra thăm đồng, dặm lại ruộng lúa cho đều để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, mang lại mùa vụ bội thu”.
Sáng mùng 4 Tết, anh Hứi (làng Tiêng, xã Tân Sơn) cũng ra thăm ruộng lúa nước của gia đình tại cánh đồng Chư Jôr. Anh Hứi cho biết, thời tiết ngày càng thay đổi thất thường ảnh hưởng đến cây trồng nên anh phải thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại. Trước Tết, anh đã bón phân đợt I cho ruộng lúa, trong những ngày tới sẽ dặm lại những đám lúa xấu. Cũng theo anh Hứi, ngoài diện tích lúa nước, gia đình còn có gần 500 cây cà phê, trước Tết đã tưới nước đợt I và đang chuẩn bị tưới đợt II.
Tại các huyện: Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Pưh, ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều nông dân cũng đã bắt tay vào tưới nước cho vườn cà phê đang trong thời kỳ ra hoa. Một số khu vực trồng cà phê bất ngờ có mưa trái mùa phần nào giúp nông dân tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Trong khi đó, tại các huyện, thị xã khu vực Đông Nam tỉnh, ngay trong sáng mùng 4 Tết, nhiều hộ đã tiếp tục thu hoạch mía nguyên liệu vận chuyển về nhà máy. Bà Vũ Thị Lan-Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai, cho biết: Sáng mùng 4 Tết, Công ty tổ chức lễ ra quân đầu năm. Trong ngày mùng 4 đã có 2.000 tấn mía cây nhập về nhà máy, đảm bảo công suất hoạt động. Đặc biệt, Công ty ưu tiên thu mua những diện tích mía cháy trước đó giúp nông dân yên tâm sản xuất.
(GLO)- Nhiều nông dân trong tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập trên cùng một diện tích và đưa các mặt hàng nông sản vươn ra thị trường quốc tế. Trong đó, một số người đã được trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
Gắn bó với nghề trồng cây cảnh từ năm 2005, gia đình ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn 4, xã Long Tân, huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) đang trồng khoảng 4.000 gốc mai vàng, trong đó có 800 gốc mai phục vụ tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Đáng chú ý, ông có 2 cây mai vàng trị giá khoảng 500 triệu đồng.
(GLO)- Sau khi hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các xã thuộc thị xã Ayun Pa xây dựng lộ trình cụ thể để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, đồng thời tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống người dân, phấn đấu đạt NTM nâng cao.
(GLO)- Trước tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng vào mùa khô và giá thuê nhân công cao, nhiều hộ dân ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây thuốc lá. Mô hình này cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với cách tưới truyền thống.
(GLO)- Nhờ chuyển đổi diện tích cà phê, hồ tiêu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả gắn với liên kết sản xuất, nhiều nông dân xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, ỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu.
(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn huyện Đức Cơ (tình Gia Lai), tạo động lực để bà con nông dân vươn lên làm giàu.
Những ngày này, các vườn hoa cúc, hoa hồng, vạn thọ trên địa bàn xã Láng Lớn (H.Châu Đức, Bà Rịa- Vũng Tàu) tấp nập xe tải vào chở hàng. Nông dân xã Láng Lớn vui mừng vì hoa tết được mùa.
(GLO)- Nghề nuôi chim yến nở rộ ở Gia Lai trong những năm gần đây và giúp cho nhiều hộ dân vươn lên làm giàu. Dẫu vậy, người nuôi yến vẫn mong chờ những chính sách hợp lý từ các cấp chính quyền nhằm phát triển bền vững nghề mới nhiều triển vọng này.
(GLO)- Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và canh tác theo hướng sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vườn chanh dây của ông Nguyễn Văn Minh (tổ 3, thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn cho năng suất, chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
(GLO)- Nhờ chuyển đổi diện tích cà phê, hồ tiêu già cỗi sang trồng rau xanh, nhiều hộ dân ở làng Ring Răng (xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.
(GLO)- Hơn 40 năm trước, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 332 (Quân khu 5) cùng với người dân đã trần lưng khai hoang, phục hóa để xây dựng cánh đồng Buôn Lưới (xã Sơ Pai, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Nhờ tích cực đưa những giống lúa mới vào sản xuất nên cuộc sống của người dân ngày một ấm no.
(GLO)- Hiện nay, nhiều nông dân đầu tư nghiên cứu, lắp đặt các trang-thiết bị hiện đại để giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(GLO)- Chiều 6-1, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý và vệ rừng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023; đồng thời triển khai Kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán.
Theo ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), nếu hình thành thị trường tín chỉ các bon thì Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực quan trọng cho công tác bảo vệ, phát triển rừng.
(GLO)- Sau 3 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Gia Lai có 25 sản phẩm được công nhận 4 sao và 189 sản phẩm 3 sao. Nhiều địa phương đã hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia hội chợ triển lãm, sàn thương mại điện tử, kênh bán hàng online giúp sản phẩm nâng cao giá trị, vươn xa hơn trên thị trường.
(GLO)- Sửa quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng là nội dung vừa được Chính phủ vừa ban hành trong Nghị định 130 về sửa quy định về quản lý phân bón, giống cây trồng.
(GLO)- Với phương châm “Trao cần câu hơn trao con cá“, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất để cải thiện cuộc sống.